Đồ chơi của bạn Thăng

Chú Thuận đi làm về không thấy con trai chạy ra đón. Vào nhà, chú ngạc nhiên thấy con ôm gốì nằm trên giường, đôi mắt đỏ hoe. Chú hỏi:

– Con sao vậy?

– Con tức thằng Tín.

– Có chuyện gì kể cho ba nghe.

– Hồi chiều, thằng Tín mang tới lớp một chiếc xe hơi điện tử có thể điều khiển cho quẹo phải quẹo trái. Con xin nó cho con lái thử nhưng nó không cho.

– Nó không cho thì thôi, có chi mà con tức.

Thăng nhăn mặt:

– Đâu phải thế. Nó không cho, con bảo sẽ về nói ba mua cho con một chiếc giống vậy. Nhưng ba biết nó nói sao không? Nó nhăn mũi cười, bảo: “Đồ chơi này, ba mày sức mấy có tiền mà mua”.

Người cha vuốt tóc con, bảo:

– Thằng Tín nói đúng con à. Ba không có tiền mua cho con chiếc xe giống như nó đâu.

Chú Thuận nghĩ một hồi rồi nói:

– Nhưng tối nay ba sẽ làm cho con một đồ chơi khác.

Một giờ chiều học sinh mới vào lớp, nhưng hơn 12 giờ hôm ấy tụi nhỏ lớp 4A đã tụ tập trước hiên xem Tín biểu diễn lái xe hơi điện tử.

Chiếc xe sơn màu vàng óng ánh trông thật đẹp. Hai cái đèn pha phía trước luôn chớp chớp. Thằng Tín cầm cái hộp nhỏ điều khiên. Nó bật công tắc hình mũi tên qua trái, chiếc xe quẹo trái. Bật công tắc xuống dưới, chiếc xe chạy lui. Nó ấn chiếc nút đỏ, còi xe kêu “tin, tin”, cả bọn vỗ tay reo hò. Có đứa gạ cho nó một cây cà rem để được lái xe một vòng. Nó không chịu. Có đứa gạ cho nó hòn bi nhôm đã chà giấy láng coóng, nó cũng lắc đầu.

Đột nhiên, có tiếng gì như chim kêu làm bọn trẻ đang ồn ào liền im bặt lắng nghe. Một đứa nói:

– Tiếng chim sáo, tụi bay ơi!

Đứa khác quả quyết:

– Đó là tiếng cu cườm. Chú tớ có nuôi một con kêu y hệt vậy.

Một đứa nữa đoán:

– Đó là tiếng hót của hoạ mi.

Thấy các bạn không chú ý chiếc xe điện tử nữa, thằng Tín nhấn nút đỏ cho còi xe kêu liên hồi. Tụi nhỏ nhao nhao:

– Đừng nhấn còi làm chim bay mất.

Thằng Tín tắt công tắc. Chiếc xe nằm im trên thềm xi măng, hai cái đèn hết chớp, cả bọn im lặng nghe tiếng chim kêu. Một đứa nói:

– Hình như con chim ở trong lớp mình, tụi bay ơi!

Cả bọn rón rén bước vào lớp học. Thằng Tín cũng ôm chiếc xe vào theo. Thăng đang ngồi trên thành cửa sổ thổi một ống sáo dài chừng gang tay. Nó bịt mở các lỗ trên ông sáo làm phát ra những tiếng kêu khác nhau. Chiếc sáo đó, ba Thăng đã thức suốt đêm để làm.

Cả bọn trẻ đứng trố mắt nhìn Thăng. Một đứa xuýt xoa:

– Chiếc sáo ngộ quá ta!

Đứa khác quả quyết:

– Đó là ống tiêu. Bác Năm tớ cũng có một ống giống y như vậy.

Một đứa khác nói:

– Đó là ống địch “thần thông”.

Thằng Tín cũng ngó Thăng. Nó cầm chiếc xe hơi đến gạ:

– Cậu cho tớ mượn ống sáo, tớ cho cậu mượn chiếc xe điện tử.

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội.

Nhà bác học Ga-li-lê

Khi còn là giáo sư toán ở trường đại học Pi-dơ, một hôm Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên: vật nặng không bao giờ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Tuyệt chiêu của chuột

Mèo Hoa bắt chuột rất giỏi, ngày nào nó cũng bắt được một vài con chuột. Nhìn thấy cư dân của mình sắp bị mèo bắt ăn thịt hết, Quốc vương Chuột cảm thấy rất lo lắng. Nó gọi những con chuột còn lại trong bầy đến và mở một cuộc họp khẩn cấp...

Khỉ con và Nhím con

Trong số tất cả bạn bè của mình, người mà Khỉ con coi thường nhất chính là Nhím con. “Nhìn xem cậu ta xấu xí không kìa, khắp người toàn kim là kim, cái đầu thì vừa nhọn vừa nhỏ. Mỗi khi gặp nguy hiểm chỉ biết cuộn mình lại..."

Từ cậu bé làm thuê

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Có một lần

Tôi chẳng muốn kể chuyện này vì tôi thấy ngượng quá. Nhưng dù sao, tôi cũng xin kể để các bạn nghe. Mọi người đều tưởng là tôi bị đau thật, nhưng có phải là tôi bị sưng bộng răng đâu.

Cậu bé Will và chiếc gậy

Will là một cậu bé da đen nhút nhát. Cậu bé đã 7 tuổi rồi mà rất ít khi dám ra ngoài một mình.

Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó...

Cái gái và bà cụ Mít

Bà cụ Mít già lụ khụ lưng còng gập xuống, tóc bạc trắng như cước, sống một mình trong cái quán nhỏ dưới gốc đa cổ thụ đầu làng. Hằng ngày cụ nâu nước chè để bán nên trong làng gọi là “quán cụ Mít”.