Cái gái và bà cụ Mít

Bà cụ Mít già lụ khụ lưng còng gập xuống, tóc bạc trắng như cước, sống một mình trong cái quán nhỏ dưới gốc đa cổ thụ đầu làng. Hằng ngày cụ nâu nước chè để bán nên trong làng gọi là “quán cụ Mít”.

Cái Gái rất thích cõng em ra chơi, nhặt búp đa, nhảy lò cò và hễ thấy quán vắng khách nó lại vào nhổ tóc sâu cho bà cụ Mít để được nghe cụ kể chuyện cổ tích. Gái thích nhất là truyện Tâm Cấm, nó hay ngửa cổ nhìn lên ngọn cây đa và ước ao giá cây đa này biến thành cây thị, sẽ có một quả thị thật to để cụ Mít đem cái bị ra bảo: “Thị ơi ! Thị rơi bị bà…”. Rồi sẽ có một cô Tấm ở trong quả thị chui ra và sống mãi ở đây với cụ Mít.

Mỗi lần mẹ đi chợ, cái Gái lẽo đẽo cõng em theo mẹ ra tận đầu làng, cứ dặn đi dặn lại:

– Ừ nhớ nhé, con không ăn bánh đa đâu, u mua cho con một quả thị rõ thật to cơ, u nhé…

Hôm ấy mẹ mua cho Gái quả thị chín vàng, tròn như cái bát. Nó thích lắm, cầm quả thị chạy thẳng một mạch ra quán cụ Mít. Lúc ấy, cụ đang lúi húi rửa chè xanh ngoài cầu ao, cái Gái liền lẻn vàọ quán. Nó để quả thị lên cái đĩa gỗ trên bàn thờ rồi tong tả chạy về nhà với nỗi mừng vui và tháp thỏm chờ mong…

Ngày nào Gái cũng ra chơi với cụ Mít để dò xem có cô Tấm nào chui ở quả thị ra không?

Cụ Mít cứ hỉnh hỉnh cái mũi lên mà hít hít và bảo:

– Quái lạ ! Có mùi thị ở đâu thơm quá, cái Gái có ngửi thấy không cháu?

Cái Gái tủm tỉm cười, vờ như không biết:

– Vâng, đúng là có mùi thị, thơm thật!

Năm ngày sau, quả thị ấy héo tóp lại, vỏ thâm xì, chảy nước ra cái đĩa gỗ. Gái vừa thất vọng vừa tiếc của, nó đành ném quả thị héo ấy ra bụi tre.

Chuyện đó cụ Mít hoàn toàn không biết gì.

Năm nay cái Gái đã là học trò lớp 5 trường làng, nó không còn tin là trong quả thị có cô Tấm nữa, nhưng nó vẫn ước ao làm được việc gì đó để giúp đỡ cụ Mít như tất cả mọi người ở làng này đối với cụ.

Hằng ngày, cứ buổi sáng, cái Gái lại cắp rổ đi kiếm rau lợn. Hôm nào nó cũng đi qua nhà cụ Mít để bí mật làm một việc gì đó, vì cụ Mít thường đi mua chè vào buổi sáng, cửa khép hờ để đó. Gái lách cửa vào nhà, gặp việc gì làm được, nó làm ngay. Vại nước sắp hết, nó lấy đôi thùng ra giếng gánh đổ đầy tràn cả ra ngoài. Hôm thì nó quét lá tre, lá ổi rụng đầy vườn, vun vào một góc cho cụ lấy cái đun bếp.

Còn hôm nay, vừa lách vào nhà, cái Gái đã nhìn thấy ngay mấy cái bát cáu đen những nhựa chè. Nó hối hả bưng ngay chén bát ra bờ ao, lấy rơm và tro bếp đánh thật sạch cả trong lẫn ngoài, trông như mới vậy! Có sáu cái bát, nó đã đánh xong được năm cái, đến cái thứ sáu thì bị vỡ ra một mảnh. Nó sợ hãi luống cuống, trống ngực đánh thình thịch… Làm sao bây giờ? Chỉ tại mình cọ mạnh quá !… Nó vội giấu cái bát vờ dưới bụi khoai nước cạnh bờ ao rồi đem năm cái kia vào úp trên chõng tre. Gái cứ băn khoăn đi ra đi vào, chợt nhìn thấy bình vôi ở góc nhà, cố lấy vôi gắn mảnh vỡ, loay hoay mãi đến toát mồ hôi mà mảnh vỡ vẫn không chịu dính vào.

Vừa lúc đó, cụ Mít lọc cọc chông gậy, bưng rổ chè về.

– À à… Bà bắt được “quả tang” rồi nhé! Hôm nào bà cũng nằm mơ thấy cô Tấm về làm giúp bà mà! Cháu vừa chui ở quả thị nào ra thế?

– Nhưng… Nhưng cháu không ngoan đâu, cháu lỡ tay đánh vỡ bát của bà rồi… Hu hu… hu…

– Không sao đâu, nín đi cháu! Cái bát ấy đã nứt sẵn rồi, nó vỡ là phải! Cháu không có lỗi gì đâu! Cô Tấm của bà ngoan lắm!

 

Ý nghĩa

Hồi nhỏ, nghe cụ Mít kể chuyện Tấm Cám, bạn Gái muốn cô Tấm hiện ra đê giúp cụ đỡ vất vả. Lên lớp 5, Gái thường bí mật giúp cụ Mít nhiều việc trong nhà, cho đến khi cụ Mít biết chuyện và khen Gái là cộ Tấm của bà. Tình thương và sự quan tâm của Gái đốì với người già neo đơn thật đáng quý. Bạn Gái xứng đáng được coi là cô Tấm của thời nay.

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Trăng nay chớ có xem thường

Lê Thánh Tông (1441 – 1497) là một vị vua có nhiều công lao phát triển kinh tế, văn hoá, mở mang đất nước. Nhà vua lập ra Hội Tao đàn để khuyến khích sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt.

Ngựa Trắng không nghe lời mẹ

Có một chú Ngựa Trắng lúc nào cũng muốn làm trái với những điều đã được dặn.

Ai nghèo hơn

Cách đây rất lâu, thành phố Philadelphia của nước Mỹ thường xuyên xảy ra nạn cướp bóc. Khi ra đường, mọi người thường mang theo một ít tiền, để nếu có gặp cướp thì sẽ đưa cho chúng, nhằm bảo toàn tính mạng của mình...

Làm cách nào về dễ hơn

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ các thứ chim. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì sợ lắm!

Cá Mập và Cá Kiếm

Một hôm, Cá Kiếm mẹ đưa con đến một khe đá, bảo cá con ở yên một chỗ để cá mẹ đi kiếm ăn. Một lát sau, một con Cá Mập đến cửa khe đá, khóc lóc nói với cá con...

Quạ con yêu mẹ

Ở một khu rừng nọ, có những chú Quạ con rất đáng yêu sống cùng với mẹ. Hàng ngày Quạ mẹ bay đi bay lại rất vất vả. Ông Rùa già nói "Quạ mẹ này, sao ngày nào chị cũng bận rộn thế? Ngồi xuống nghỉ một lát đi, chúng ta nói chuyện nhé"...

Nếp sống giản dị của Bác Hồ

Ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống rất giản dị. Bác không muốn Chính phủ dành một sự ưu đãi nào cho riêng mình.

Người bạn mới

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…