Dẹp tình riêng vì nghĩa lớn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300) là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc. Ông được nhân dân tôn là Thánh (Đức Thánh Trần), đời đời thờ phụng không phải chỉ vì tài năng quân sự kiệt xuất và những chiến thắng lẫy lừng mà còn vì tấm gương yêu nước mẫu mực của ông.

Thân phụ Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu vốn có hiềm khích riêng với vua Trần Thái Tông nên đem lòng oán giận. Khi sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Quốc Tuấn trối trăng lại rằng:

– Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối cha không thể nhắm mắt.

Biết cha không quên hận cũ, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mối hiềm khích trong gia tộc.

Khi quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, Quốc Tuấn một mình nắm giữ binh quyền. Có lần, Quốc Tuấn đem lời trối trăng của cha hỏi hai gia nô là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hai người can ngăn mà nói:

– Nếu thi hành kế ấy, dù có giàu sang một thời nhưng tiếng xấu để đến ngàn đời không hết. Chúng tôi tình nguyện làm kẻ nô bộc đến già chứ không muốn làm điều bất trung, bất hiếu để cầu một chức quan.

Quốc Tuấn nghe hai gia nô nói vậy, cảm động ứa nước mắt.

Lần khác, Quốc Tuấn cũng đem chuyện này vờ hỏi ý con là Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn:

– Cổ nhân được cả thiên hạ để truyền cho con cháu về sau. Việc này ý con thế nào?

Quốc Nghiễn thưa rằng:

– Việc ấy đối với người khác họ cũng không nên làm, huống chi là người cùng dòng họ.

Quốc Tuấn rất lấy làm phải. Sau, ông lại đem câu ấy hỏi con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng nói:

– Tống Thái Tổ là một người làm ruộng, chỉ nhờ gặp thời vận mà lấy lại được thiên hạ.

Quốc Tuấn liền tuốt gươm, kể tội rằng :

– Bọn bề tôi phản loạn đều là do những đứa con bất hiếu mà ra.

Nói rồi, có ý giết đi. Quốc Nghiễn vội chạy ra van khóc, xin nhận tội thay, mãi sau mới được Quốc Tuấn tha cho. Khi sắp mất, Quốc Tuấn bảo với Quốc Nghiễn rằng:

– Khi ta mất, đậy nắp quan tài xong xuôi rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng khóc.

Cuối năm 1284, quân Nguyên rầm rộ kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai, khí thế rất hung hãn. Vua Trần Nhân Tông nói với Quốc Tuấn :

– Thế giặc mạnh như vậy, có lẽ ta hãy tạm xin hàng.

Quốc Tuấn nói:

– Bệ hạ muốn hàng, trước hết hây chém đầu thần đi đã.

Quốc Tuấn hết lòng với nhà Trần, trung nghĩa rõ ràng, chí công vô tư, biết dẹp tình riêng vì nghĩa lớn để cố kết lòng người, tạo nên khối đoàn kết toàn dân, anh em hoà thuận, trên dưới một lòng chống giặc. Vì thế ông đã lập nên công trạng hiển hách: Giúp vua nhà Trần ba lần đánh tan ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên. Vì có công to, ông được gia phong là Thượng quốc công, được quyền tự ban thưởng cho người khác, nhưng Quốc Tuấn chưa hề tự ban thưởng cho một ai. Ông còn có công tiến cử nhiều bậc hiền tài cho đất nước.

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Bản Sonate ánh trăng

Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, ông đã sáng tác ra rất nhiều bản nhạc bất hủ. Trong số đó, có một bản sonate dành cho đàn piano vô cùng nổi tiếng tên là Bản sonate Ánh Trăng...

Như thế nào là một ngày đẹp?

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: Một ngày tuyệt đẹp!

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Ai nghèo hơn

Cách đây rất lâu, thành phố Philadelphia của nước Mỹ thường xuyên xảy ra nạn cướp bóc. Khi ra đường, mọi người thường mang theo một ít tiền, để nếu có gặp cướp thì sẽ đưa cho chúng, nhằm bảo toàn tính mạng của mình...

Lời hứa của sâu róm

Lời đã nói ra, phải nhớ lấy mặc dù nó chỉ là sâu róm. Lập tức nó bò lên một cây cao, từ thân cây bò ra cành lớn, từ cành lớn bò ra cành nhỏ, từ cành nhỏ bò lên nhánh, từ nhánh bò ra lá.

Sự tích con Ong

Ngày xưa, có một người đàn bà tên là nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ đần mình.

Tiếng kêu cứu

Bác Gấu bứt quả trên cây, mấy người thợ săn tới. Đàn Gà Rừng, trước khi bay, còn “quác, quác, quác” báo hiệu, bác Gấu chạy thoát.

Mẹ con nhà Chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân.