Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám

Được quân Anh che chở và giúp sức, ngày 23 tháng 9 năm 1945, giặc Pháp nổ súng ở Sài Gòn, hòng trở lại cướp nước ta. Nhân dân Sài Gòn sôi sục căm thù, xông lên đánh trả quân xâm lược.

Tại một xóm lao động nghèo thuộc ngoại ô Sài Gòn có chú bé Lê Văn Tám. Tám mồ côi cha, ở với má, hàng ngày đem lạc rang đi bán dọc các phố đông. Tám biết rất rõ các tin chiến sự trong thành phố và hôm nào cũng đem kể lại với cô bác trong xóm.

Trận đánh ở cầu Thị Nghè gần Sở thú, giặc Pháp chết cả trăm tên làm cho Tám hả dạ bao nhiêu thì hình ảnh các chiến sĩ trẻ hiên ngang đã ngã xuống bên các chiến lũy càng khiến cho Tám đau thương gấp bội, căm thù bọn giặc cướp nước gấp bội. Tám thường nghĩ: phải làm được cái gì cho xứng với các anh.

Hồi này, chính quyền ta đã tạm thời rút ra bên ngoài chỉ để lại trong thành phố một đội cảm tử hoạt động. Tám được chú Ba Nhỏ, trung đội cảm tử, giao cho công việc dò tình hình giặc. Tám thông minh, kín đáo và gan dạ, nhiều lần được chú Ba Nhỏ ngợi khen.

Trưa hôm đó, gặp chú Ba Nhỏ, Tám kể cho chú nghe những gì Tám đã chú ý sáng nay theo như chú dặn: các bốt giặc, các loại súng mới, chỗ đặt súng… Lại còn lính Tây, lính da đen, lính Việt Nam ở đâu kéo về chật các đồn, các bốt. Cái kho xăng ở Thị Nghè bỗng dưng đầy ắp những thùng to chất cao ngất, xe nhà binh đậu chật cái sân rộng, phuy xăng thì nhiều vô kể…

Chú Ba Nhỏ gật đầu:

– Tin quan trọng đó, Tám! Đúng là chúng chuẩn bị ruồng bố, phải tìm cách chặn chúng lại mới được.

– Chỉ cần một mồi lửa là xong chú à.

– Đâu có dễ thế cháu. Nhớ có tin gì mới lại cho chú biết ngay nhé.

Về nhà Tám vào bếp, hối má rang nhiều lạc thật ngon cho Tám tối nay đem bán cho bọn lính gác kho xăng uống rượu, như chúng đã dặn.

Cơm nước xong, Tám đeo thùng lạc rang, vui vẻ chào má rồi đi ra phố.

Đêm chưa khuya nhưng chẳng mấy ai muốn ra khỏi nhà. Bỗng mọi người giật mình: Một tràng liên thanh nổ ran phía kho xăng Thị Nghè rồi thình lình một tiếng nổ xé trời, tiếp đến là lửa. Lửa bùng lên cao ngất, lửa lan nhanh dữ dội, khói cuồn cuộn ngút trời…

Trong cái biển lửa hừng hực ấy, giữa những tiếng nổ hỗn loạn, người ta còn kịp thấy bóng một em nhỏ, khắp người bốc cháy như một bó đuốc di chuyển trong các kho xăng.

Không ai biết được chú bé Lê Văn Tám đã lọt vào kho xăng và đốt kho xăng như thế nào. Chỉ biết là hai ngày hôm sau thì toàn bộ cái kho đồ sộ chứa vũ khí, xăng dầu ở Thị Nghè đã bị NGỌN ĐUỐC SỐNG LÊ VĂN TÁM thiêu rụi.

Lựa lời mà nói

Một ngày kia, một ông lão loan truyền tin đồn rằng người hàng xóm của ông là một tên trộm. Kết quả là  chàng trai trẻ hàng xóm bị cảnh sát bắt...

Diều hâu và Chích Choè

Ngày xưa trong khu rừng già nọ, có một con diều hâu luôn luôn huênh hoang, hợm hĩnh. Nó tự coi mình là chúa tể của muôn loài chim, tự hào về sức khoẻ vô địch của nó. Một hôm diều hâu tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức...

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...

Anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng

Lai là một thiếu nhi nhà nghèo. Cha đau ốm, em phải đi thay cha lèn đồn làm phu phen tạp dịch cho bọn Mĩ – Ngụy.

Cây gạo cõng mặt trời

Dòng sông nhỏ chảy qua làm cánh đồng lúa bị tách làm đôi. Đường tách ấy, mùa hè nhuốm màu tím ngát của hoa bèo, mùa thu chuyển màu nước xanh biếc mây trời, mùa đông soi bóng những mảng lá vàng...

Viên gạch sợ lửa

Đã lâu lắm rồi, chẳng ai nhớ nơi ấy là đâu nữa, có một cái lò nung gạch đứng giữa cánh đồng lúa, trông như một tòa thành cổ kính.

Hai chú gấu tham ăn

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng rậm nọ chưa từng có ai đặt chân đến, có một con gấu mẹ và hai chú gấu con. Gấu mẹ đã già rồi, nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi đi kiếm ăn về nuôi hai con của mình...

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Người mẹ và Thần Chết

Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi...