Con chỉ muốn được sống như các bạn

Người cha của tôi cũng như bao người cha khác. Tình cảm mà người dành cho tôi thật bao la. Tôi cũng rất yêu cha của mình và tự hào về cha, cho dù cha tôi là một người da đen, cho dù bao lời khinh bỉ, chê bai của bạn bè.

Cho tới một hôm, trong giờ nghỉ, tôi bị một cậu học sinh học giỏi nhất lớp nhưng cũng rất ngỗ nghịch, thụi vào bụng một quả đau điếng. Hắn chỉ tay vào mặt tôi và nói:

–  Mày hãy cút khỏi đất nước này đi! Hãy trở về quê hương châu Phi của mày mà sống, ở đây không có chỗ cho những kẻ da đen như mày.

Giận sôi người, tôi muốn trả đũa ngay tức khắc, nhưng đành nín nhịn vì cậu ta khoẻ hơn. Trên đường về, tôi vừa đi vừa ấm ức. Mặc dù đã cố kìm nín nhưng nước mắt vẫn cứ ứa ra. Từ sâu thắm trong suy nghĩ của tôi vẫn vọng về những câu nói của cậu ta. Chẳng lẽ da đen là xấu, là có tội?

Từ đó tôi đã nghĩ ra được một cách trả thù các bạn lớp tôi, những người đã khinh bỉ tôi và tôi rất đắc với cách trả thù này.

Tôi quyết định học thật giỏi, vượt hẳn kẻ đánh mình để giành lấy vị trí nhất lớp của hắn. Có vậy, tôi mới không bị khinh bỉ và bị đánh giá thấp. Thế là tôi tự đề ra cho mình một kế hoạch tích cực, cụ thể và quyết tâm làm bằng được. Tất cả những bài tập thầy giáo ra, tôi miệt mài làm hết. Bài nào cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Ngoài ra tôi còn đọc thêm sách, nhiều khi mải mê quên ăn, quên ngủ.

Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, tôi đã trở thành người giỏi nhát lớp. Thầy giáo khen ngợi và tuyên dương, tôi rất lấy làm sung sướng.

Cho tới một hôm… trong giờ sinh hoạt lớp, thầy giáo bước vào lớp nhìn tôi trìu mến. Tôi hiểu ngay là sắp có chuyện xảy ra với mình và tôi hồi hộp đợi… Nhiều câu hỏi được đặt ra trong suy nghĩ của tôi. Trong không gian yên lặng, bỗng thầy giáo đứng dậy, lôi ở trong cặp ra một tờ giấy và ôn tồn nói:

– Tôi đã lập danh sách năm em đại diện cho lớp đi thi học sinh thanh lịch của trường vào ngày 26 tháng 3 tới.

Cầm tờ giấy lên, thầy bắt đầu đọc: Nguyễn Thị Hồng, Bùi Vân Anh, Hoàng Văn Hải… Khi đọc đến tên tôi thì thầy giáo phải ra ngoài vì có người cần gặp. Bỗng dung nhiều tiếng cười vang lên và mấy chục cặp mắt của cả lớp đều quay cả về phía tôi. Những tiếng bàn tán vang lên:

– Ha… ha… ha ! Cái thằng da đen mà cũng đòi đi thi học sinh thanh lịch!

– Hừm ! Biết đâu nó được giải nhất thì sao? Hơ… hơ… hơ!

Tôi bỏ chạy. Tôi cứ chạy mãi, không còn biết mình chạy đi đâu nữa và tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực, tựa hồ như tôi đã thoáng nghe thấy những tiếng cười của các bạn và cả câu nói của thầy giáo từ đằng xa vẫn bám đuổi theo tôi. Tôi chạy mỗi lúc một nhanh.

Vừa ra tới đường thì tai nạn giáng xuống đầu tôi. Ngổn ngang với bao suy nghĩ đã làm cho tôi không thể tránh nổi cú tông của một chiếc xe máy. Tôi ngã sấp xuống đường, trời đất quanh tôi bắt đầu tối sầm và tôi không còn biết gì nữa.

Ánh sáng mờ mờ hiện ra. Tôi đã tỉnh sau ngày hôn mê. Tôi thấy một đôi mắt lo âu, mệt mỏi lọt trong khuôn mặt vuông vức dưới mái tóc rậm dày, xoăn tít. Đôi môi khô cằn bỗng nhếch cười, để lộ ra hai hàm răng trắng lấp lánh ánh đèn. Tôi cố gượng dậy ôm chầm lấy bố, nước mắt tuôn ra như hai hàng suôi.

Ồm tôi vào lòng, dường như bọ cũng khóc. Bbố đã biết hết mọi chuyện rồi sao?

– Ôi! Con trai của bố. Bố rất hãnh diện vì con. Vì con mà bố có thể hi sinh tất cả. Bố chỉ mong con được sông hạnh phúc như các bạn của con.

– Bố ơi, con yêu bố. Con tự hào về bố. Bố đừng buồn vì con nhé!

Đặt tôi nằm xuống, bố tôi nói tiếp:

– À, bbố quên mất. Các bạn con có tới thăm con đấy!

– Thăm con?

– Ờ, họ muốn xin con tha thứ cho tất cả những gì đã qua. Con nghĩ sao?

– Con chỉ muốn được sống như các bạn mà thôi. Đó là mơ ước đã từ lâu của con.

– Bây giờ con đã thực hiện được rồi đấy. Con có biết không, Cho dù màu da có khác nhau nhưng tất cả chúng ta đều yêu hoà bình, mà hoà bình thì không có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc…

 

Ý nghĩa

Vượt qua được nỗi mặc cảm về màu da của mình, vượt qua cả sự phân biệt đối xử của một số bạn trong lớp, bạn Hải đã phấn đấu vươn lên trở thành người học giỏi nhất lớp, được thầy giáo khen ngợi, tuyên dương. Đặc biệt, bạn Hải đã dành cho người cha da đen của mình một tình cảm yêu thương rất đáng trân trọng.

Đoạn kết của câu chuyện còn khái quát một điều: Tuy màu da khác nhau nhưng loài người tiến bộ đều yêu hoà bình, mà hoà bình thì khống có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc.

Chuyện kể về Lương Thế Vinh

Thủa nhỏ, Lương Thế Vinh trọ học ở phía nam kinh thành. Vinh rất thông minh, học hành chóng giỏi. Trong khi chơi đùa với các bạn, Vinh cũng tìm được nhiều trò chơi lí thú.

Cuộc phiêu lưu của viên kim cương

Một lần, bác sĩ Oát-xơn đến nhà Sơ-lốc Hôm. Vị thám tử lừng danh đang ngồi đăm chiêu bên một cái mũ sờn cũ và một chiếc kính lúp.

Người viết sử và quan tề tướng

Ngày xưa ở bên Trung Quốc, vua nước Tấn là Tấn Linh Công định giết tề tướng Triệu Thuẫn. Thuẫn hay tin định trốn ra nước ngoài thì người cháu là Triệu Xuyên khuyên đừng đi vội, hãy tạm lánh ra ngoại thành.

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi (1272 -1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Phí Trực xử án

Phí Trực là quan án đời nhà Trần, ông nổi tiếng thông minh và làm việc rất cẩn thận nên ai cũng kính nể. Mỗi lần xử án, Phí Trực thường xem đi xét lại rất kĩ, quyết không chịu xử sai.

Chuyện lạ trong rừng

Tối hôm qua, trong khu rừng bỗng nhiên xảy ra rất nhiều chuyện kì lạ: Cái đuôi sặc sỡ của chim Công bỗng nhiên không còn. Cú mèo thì có một bộ mặt giống hệt như Chuột đồng, bộ lông mềm mượt của Khỉ vàng bỗng nhiên trở nên đen đúa...

Con đã lớn thật rồi!

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi: Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

Một giấc mơ

Có một cậu bé rất lười rửa mặt, tắm gội. Mẹ cậu rất buồn vì mỗi lần mẹ gọi ra rửa mặt hay gội đầu, tắm giặt là cậu lại đáp: “Con không rửa mặt đâu! Không tắm gội đâu!”.