Vua Lê Đại Hành giữ nước

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã chỉ huy ba quân đánh giặc, đại thắng trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, mở ra kỉ nguyên Đại Việt bách thắng.

Để củng cố nền hoà bình mới giành được, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng đất nước giàu mạnh. Bên trong thì chống cát cứ (tình trạng mỗi tướng chiếm giữ một vùng), bên ngoài thì thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết. Đất nước ngày càng thái bình, thịnh trị.

Năm Canh Dần (990), vua Tống sai người mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ “Đặc tiến”. Biết nhà Tống vẫn nuôi mộng xâm lược nước ta, Lê Hoàn bèn thay đổi cách đón tiếp. Ông sai tướng lĩnh mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liêm Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) để đón các sứ thần. Đoàn sứ Tống đến kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ : dưới sông, thuyền chiến cờ xí san sát; các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, giáo gưom sáng loà ; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt… Sứ Tống không thế không thấy sự hùng mạnh, giàu có của nước Việt.

Theo nghi lễ của Tống triều, khi nhận chiếu thư của “Thiên triều”, vua các nước chư hầu phải quỳ lạy. Lê Hoàn lấy cớ mới ngã ngựa, bị đau chân, không chịu lạy. Sứ Tống đành phải chấp nhận. Để tỏ lòng mến khách, Lê Hoàn cho người khiêng đến một con trăn lớn, dài vài trượng, nói với sứ Tống:

– Nếu sứ thần muốn nếm mùi vị con trăn này thì Vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời.

Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Lát sau, Lê Hoàn lại cho dắt tới hai con hổ dữ để mời “quý khách” thưởng ngoạn, “khách quý” lại một phen sợ toát mồ hôi. Trước khi đoàn sứ Tống trở về nước, Lê Hoàn bảo họ:

Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến tận đây nữa.

Sứ thần nhà Tống trở về, làm sớ dâng lên vua Tống kể lại rất cặn kẽ việc đón tiếp của Lê Hoàn và sự hùng mạnh của nước Việt. Từ đấy, vua Tống nhận giao quốc thư ngay ở đầu địa giới.

Gà nâu và Vịt xám

Gà nâu và Vịt xám là đôi bạn thân. Hàng ngày chúng ríu rít vượt sông cạn để kiếm ăn.

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

Bà Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19-5-1810, quê ở Gia Định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung và được vua Thiệu Trị rất sủng ái.

Giản dị

Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

Trên đường đến nhà lao

Bầu trời Côn Đảo trong buổi bình minh rất đẹp. Con đường từ Bến Đầm đến nhà lao uốn quanh bờ biển, men theo triền núi, bên trên là cây cối um tùm, bên dưới là sóng trắng vỗ bờ đá dựng.

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?

Chuyện ở vườn hoa

Bé Ngân thích nhất là mỗi buổi chiều được ông nội cho đi đến câu lạc bộ hưu trí ở cạnh vườn hoa. Trong khi ông chơi cờ, đánh cầu lông thì Ngân tha hồ chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh cùng các bạn.

Gà Tơ đi học

Các bạn nhỏ dựng trại bên bờ hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. Bỗng Cún Bông vểnh tai lắng nghe: hình như có tiếng ai khóc ở đâu đây… Cả lớp ùa đi tìm thì thấy Gà Tơ đang ngồi khóc thút thít bên bụi duối.

Món quà sinh nhật

Ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 7 của bé Thủy, mẹ bé đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bé bảo con thích đồ chơi nào thì mẹ mua cho, nhưng chỉ được mua một thứ thôi.

Chổi hay ghen tị

Trong họ hàng nhà chổi thì có cô bé Chổi Rơm là loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuộn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy...