Bài học nhớ đời của tôi

Hồi nhỏ, có lần bố tôi đánh tôi một trận rất đau. cảm giác đau tôi quên đã lâu nhưng lí do bị đòn tôi vẫn nhớ như in.

Sáng ấy tôi ra khỏi nhà làm như đi đến trường, nhưng lại rẽ sang một lối khác và nghỉ học cả ngày hôm đó. Cùng với bọn trẻ trong làng, tôi đánh bài. Bố cho tôi một ít tiền để mua sách. Có số tiền đó, tôi quên hết mọi thứ trên đời. Chẳng mấy lúc, tiền hết nhẵn, tôi bắt đầu nghĩ cách gỡ lại. Tôi vay tiền của bọn trẻ cùng chơi nhưng chẳng đứa nào cho vay. Tôi bèn nghĩ ra một lối thoát. Tôi đi khắp mọi nhà trong làng nói rằng ngày mai sẽ có đoàn xiếc đến diễn, và tôi được giao nhiệm vụ thu tiền trước. Có người từ chối, có người đưa tiền cho tôi chắc chỉ vì nê bố tôi.

Đi suốt lượt các nhà xong, tôi đếm tiền và thấy mình có thể chơi tiếp. Nhưng những đồng tiền bất hạnh này tôi không giữ được lâu. Khi thua, tôi còn phải bò bằng đầu gốì. Qua một ngày, quần tôi rách bươm, đầu gối trầy da.

Ở nhà, bố tôi đã biết chuyện. Tối ấy, tôi đứng trước “toà án” đáng sợ của bố. Bố nhìn tôi từ đầu đến chân. Hai đầu gối trầy da của tôi ló ra ngoài chiếc quần rách bươm trông như cái gối lông chim lòi ra khi áo gối bị thủng.

– Cái gì thế kia? – Bố tôi hỏi bằng giọng hình như bình thản.

– Đây là đầu gối ạ – Tôi cố lấy tay che chỗ quần rách.

– Đúng là đầu gối rồi, nhưng vì sao lại làm rách quần?

Tôi nhìn xuống quần mình và làm như đến giờ mới nhận thấy nó bị rách.

Trong giọng nói của bố tôi đã bắt đầu có chút đe doạ. Bố hỏi:

– Nào, con đã làm rách quần như thế nào?

– Ở trường, con bị vướng vào đinh?

– Ở đâu?

– Ở trường ạ.

– Bao giờ?

– Hôm nay ạ.

Bố quất cho tôi một roi thật đau :

– Bây giờ thì nói đi, mày đã làm rách quần như thế nào?

Tôi im lặng. Ông quất một roi nữa quắn đít.

– Nói đi xem nào?

Tôi oà khóc.

– Câm ngay! – Bố tôi ra lệnh.

Tôi ngừng khóc. Bố tôi vung roi lên.

– Nếu bây giờ mày không kể thật, tao sẽ quát cho mày mười roi nữa.

Nỗi sợ cái roi còn nhiều hơn nỗi sợ sự thật, và tôi đành kể hết những việc làm bậy bạ của mình suốt từ sáng.

“Phiên toà” kết thúc. Ba ngày liền, tôi như đứa mất hồn. Điều làm tôi khổ sơ nhất là bố không nói chuyện với tôi.

Hết ngày thứ ba, bố gọi tôi đến, hỏi:

– Con có biết vì sao bố đánh con không?

– Con biết: vì con đánh bài ăn tiền.

– Không phải vì thế.

– Vì con làm rách quần.

– Cũng không phải. Ai hồi bé lại không làm rách quần, rách áo.

– Vì con không đến trường.

– Đó là một lỗi lầm của con. Vì lỗi đó cần phải mắng con, như mắng con làm rách quần, chơi bài ăn tiền. Nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến mức bố véo tai con thôi. Bố đánh con là vì con đã dám lừa dối mọi người trong làng, dám lừa dối bố. Nói dối là một cây cổ đại trong con người. Nếu con không kịp thời nhổ nó đi, nó sẽ mọc dày đến mức không còn chỗ cho hạt giông tốt lành. Trên đời này không có gì tệ hại hơn sự dối trá. Con hiểu chửa?

– Con hiểu rồi ạ.

– Thế thì đi chơi đi.

Tôi đi ra khỏi buồng bố tôi, tự thề rằng không bao giờ nói dối nữa…

Con chỉ muốn được sống như các bạn

Người cha của tôi cũng như bao người cha khác. Tình cảm mà người dành cho tôi thật bao la. Tôi cũng rất yêu cha của mình và tự hào về cha, cho dù cha tôi là một người da đen, cho dù bao lời khinh bỉ, chê bai của bạn bè.

Dây thun xanh, dây thun đỏ

Mỗi sáng đi học, mẹ cho hai anh em mỗi đứa một nghìn đồng để ăn quà. Bao giờ Hoài Ly cũng tiêu hết số tiền ấy. Thì làm gì mà chẳng hết – một nghìn đồng đủ mua một gói xôi đậu xanh.

Điều không tính trước

Tôi chuẩn bị đánh nhau. Thoạt đầu tôi định lấy con dao của mẹ tôi làm vũ khí, nhưng khi sờ đến cái lưỡi thép to bản và mát lạnh của nó, tôi đâm ra sờ sợ làm sao! Con dao này mà vung lên một phát là địch thủ ngã như chơi.

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.

Những chiếc áo ấm

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.

Bác Hồ là thế đấy

Thời chống Mỹ, một buổi trưa, Hồ Chủ tịch đang chuẩn bị nằm nghỉ thì cần vụ vào báo cáo là Bác có khách. Khách là một cụ già ở Hưng Yên. Cùng đi với cụ có một vị lãnh đạo tỉnh. Trên xe còn có một thùng cá khá nặng.

Chaplin đấu trí với tên cướp

Chaplin là một diễn viên hài nổi tiếng người Anh, ngoài đời thực, ông cũng rất hài hước và vô cùng thông minh. Một hôm, Chaplin có việc phải ra ngoài và mang theo một khoản tiền lớn...

Quân pháp Lam Sơn

Đầu mùa xuân năm Ất Tị (1425), nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đã lần lượt giải phóng hết các huyện của Nghệ An. Khi tiến đến đất Thanh Chương ngày nay, nghĩa quân được nhân dân trong vùng nô nức đem rượu thịt ra đón mừng.