Ai đáng khen nhiều hơn

Một nhà kia, có hai anh em Thỏ ở với mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra là đứa bé ngoan, biết thương mẹ nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song Thỏ em thì cứ muốn được mẹ khen nhiều hơn anh.

Một hôm, Thỏ mẹ bảo hai anh em:

– Hôm nay, các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương. Thỏ anh vào đồng cỏ hái cho mẹ mười bông hoa thật đẹp. Đường hơi xa, các con đi phải cẩn thận, đừng có la cà ở đâu nhé!

Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay.

Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ.Tới nơi,chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy,cậu ta đi vòng một lượt,chọn khóm đẹp nhất,bông nào rực rỡ nhất mới hái.Ra khỏi đồng cỏ,cậu ta chạy một mạch về nhà khoe với mẹ:

– Mẹ ơi,con mang hoa đẹp về đây này ! Mẹ khen con đi !

Mẹ đón lấy bó hoa xuýt xoa:

– Hoa đẹp quá ! Hoa đẹp quá !

Thỏ em hớn hở:

– Mẹ khen con đi ! Con không la cà tí nào ở dọc đường đâu mẹ ạ !

Thỏ mẹ nhìn con âu yếm:

– Con mẹ ngoan quá! Thế trên đường đi con có gặp ai, có thấy gì không?

Thỏ em nhanh nhảu:

– Có. Con thấy cái Sóc – con bé con nhà bác Sóc Vàng – đứng khóc ở bên gốc ổi. Nó hư,mẹ nhỉ?

– Con có hỏi vì sao Sóc khóc không ?

– Không, mẹ ạ! Con sợ ở nhà mẹ mong.

Thỏ mẹ nghe xong không hỏi thêm gì nữa.

Một lúc, khá lâu sau mới thấy Thỏ anh về, chiếc giỏ đeo bên sườn đầy những nấm hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho em:

– Em thích hạt dẻ, anh mang về cho em đây!

Thỏ mẹ hỏi:

– Sao con hái nhiều nấm thế?

Thỏ anh tươi cười:

– Cũng một công đi,con hái nhiều để dành lần sau, mẹ ạ!

Thỏ mẹ lại hỏi:

– Sao con đi lâu vậy?

Thỏ anh thưa:

– Thưa mẹ, trên đường về, con còn giúp cô Gà Hoa Mơ.

– Cô Gà Hoa Mơ làm sao?

– Dạ, Cô Gà Hoa Mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa. Con phải dừng lại giúp cô tìm cậu Gà Nhép. Vì vậy, con về chậm, mẹ ạ!

Nghe Thỏ anh nói xong, Thỏ mẹ mỉm cười gật đầu, gọi cả hai anh em đến gần, nói:

– Các con của mẹ! Các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ. Thỏ em luôn luôn nghĩ tới mẹ là đúng. Song Thỏ anh còn biết nghĩ tới người khác, biết hái thêm nấm cho mẹ, mang quà về cho em, giúp cô cô Hoa Mơ lúc khó khăn.

Các con nên nhớ rằng: Làm việc tốt không phải chỉ để được khen mà trước hết vì được giúp ích cho người khác.

Thỏ em hiểu ra, bẽn lẽn nói:

– Thưa mẹ, vâng ạ!

Hột mận

Một bà mẹ mua mận cho các con ăn sau bữa cơm. Bà để mận trên một cái đĩa ở giữa bàn. Va-ni-a chưa bao giờ được ăn mận nên thèm lắm.

Ông khổng lồ ích kỷ

Cứ sau mỗi buổi trưa, lúc ở trường ra về, bọn trẻ con thường có thói quen tới nô đùa trong khu vườn của ông Khổng lồ. Đó là một khu vườn rộng đẹp phủ đầy cỏ xanh mơn mởn...

Chim Non không ngoan

Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún...

Chú chó Bấc

Bấc có một tình yêu cuồng nhiệt đối với ông chủ Giôn của mình. Giôn đã cứu sống nó. Hơn thế nữa, anh còn là một ông chủ lí tưởng. Anh chăm sóc Bấc như thể nó là con anh.

Dê và cáo

Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang...

Lòng trung thực của một gã ăn mày đáng kính

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này...

Niềm vui bất ngờ

Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi vườn Bách thảo. Đi đến vườn Bách thảo phải đi qua Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ sống và làm việc ở đấy.

Abraham Lincoln

Abraham Lincoln sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi Lincoln còn nhỏ, gia đình cậu rất nghèo. Không có tiền đi học, ngày ngày Lincoln phải theo cha đi khai khẩn đất hoang và trồng trọt...

Quân pháp Lam Sơn

Đầu mùa xuân năm Ất Tị (1425), nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đã lần lượt giải phóng hết các huyện của Nghệ An. Khi tiến đến đất Thanh Chương ngày nay, nghĩa quân được nhân dân trong vùng nô nức đem rượu thịt ra đón mừng.