Người con gái miền đất đỏ

Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người. Dựa oai bọn Pháp, tên cai tổng Tòng ngang nhiên ức hiếp dân lành. Sáu rất căm giận chúng.

Được giác ngộ, Sáu tham gia công tác cách mạng và được giao làm trinh sát của Đội Công an Xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Sáu thường ra vào nội thành nắm tình hình giặc, làm cả nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho đồng đội ở chiến khu. Cô gái nhỏ dũng cám, gan dạ không biết sợ đêm tối và thú dữ trong rừng.

Hai năm sau, trong một trận đánh, bằng ba quả lựu đạn, Sáu đã giết được một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính. Lần khác, Sáu đã ném lựu đạn phá cuộc họp của tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường.

Năm 1950, Sáu được lệnh về Bà Rịa giết tên cai tổng Tòng. Sáng hôm ấy, chị đột nhập vào phòng làm việc của tên Tòng, rút lựu đạn.

Bỗng có tiếng kêu lớn: “Lựu đạn !”

Tên Tòng hoảng hốt chui xuống gầm bàn. Một bàn tay to khoẻ túm chặt tay Sáu, bẻ quặt ra sau. Sáu bị giặc bắt, đưa về nhà tù Bà Rịa.

Sau trận đòn thù dã man, tên cai tù hội:

– Ai sai mày giết cai tổng Tòng? Mày liên lạc với ai?

Sáu hiên ngang nhìn tên cai tù, không thèm trả lời. Chiếc roi đuôi bò liên tục quất xuống thân hình gầy còm của Sáu nhưng không quật ngã được tinh thần bất khuất của chị. Bọn giặc đành chuyển Sáu về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Thời gian sau, có một tên phản bội khai báo toàn bộ hoạt động của Võ Thị Sáu, vì vậy Sáu bị đưa ra toà xét xử với lời tuyên án tử hình. Ngay sau đó chúng đày chị ra Côn Đảo.

Đêm 22-1-1952, tên cai ngục mở còng cho chị rồi dẫn chị đến phòng của chúa ngục Giắc-ti. Tên chúa ngục dụ dỗ:

– Mày còn trẻ lắm, cuộc đời của mày còn dài. Hãy suy nghĩ kĩ đi!

Sáu dõng dạc:

– Tôi còn trẻ nhưng tôi sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của tôi cho cách mạng, cho dân tộc.

Tên chúa ngục lồng lộn như thú dữ, lao vào đấm đá chị.

Sau đó, giặc đưa chị ra bãi bắn ở nghĩa trang Hàng Dương. Không hề khiếp sợ, chị Sáu cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca”.

Đến bãi bắn thì trời vừa sáng. Đó là ngày 23-1-1952. Bọn giặc trói chị vào cột. Chị đưa mắt ngắm nhìn lần cuối cùng ánh ban mai đang rạng dần trên vòm trời xanh cao lồng lộng. Một tên lính rút trong túi ra tấm vải đen để bịt mắt chị. Chị nói to:

– Tao không sợ chết! Cứ để tao nhìn thấy viên đạn của chúng mày bắn vào ngực tao!

Rồi chị hô to:

– Việt Nam độc lập muôn năm!

Tám phát đạn đồng loạt nổ. Người con gái của vùng đất đỏ đã hi sinh anh dũng khi mới 19 tuổi xuân.

Sự tích con Ong

Ngày xưa, có một người đàn bà tên là nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ đần mình.

Tiếng hát của Chẫu Chàng

Lớp học của cô Sẻ Nâu trên giàn mướp, bên cạnh một cái ao nhỏ. Học trò của cô nhiều lắm: Ong Bầu này, Ong Mật này, Bướm Vàng, Bướm Trắng này,… Ai cũng xinh đẹp, cũng ngoan ngoãn.

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ: Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Ong và Rùa

Buổi sáng, ông Mặt Trời như chiếc mâm lửa từ từ nhô lên ở phía đằng đông.

Vẫn chưa ngủ dậy

Dumas là nhà văn nổi tiếng người Pháp. Một buổi tối nọ, Dumas và một người bạn là nhà biên kịch đến nhà hát lớn để xem kịch. Đúng hôm đó, nhà hát lại diễn một vở bi kịch do chính người bạn này biên soạn...

Một chuyến tham quan

Bé Loan học lớp mẫu giáo 5 tuổi. Một hôm, cơ quan mẹ Loan tổ chức đi tham quan Hà Nội. Thấy Loan ngoan, biết vâng lời bố mẹ, mẹ bàn với bố cho Loan đi cùng.

Mẹ con nhà Chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân.

Nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ bắt đầu cho máy bay bắn phá gây tội ác ở miền Bắc. Thiếu úy Nguyễn Viết Xuân cùng đồng đội hành quân lên miền tây Quảng Bình bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.