Suối nguồn và dòng sông

Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đây nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suôi Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo:

– Ráng lên cho bằng anh, bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé!

Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suôi Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thắm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm.

Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Ồ, phong cảnh dưới xụôi thật là đẹp. Hai bên bờ, làng mạc trù phú. Những mái ngói san sát cứ óng lên trong ánh nắng mai rực rỡ. Ngờm ngợp, xa xanh là những đồng ngô, bãi mía. Gió thổi lao xao, rào rạt. Trên bãi phù sa, la đà dưa hấu, lăn lóc những quả là quả, trông như đàn heo nằm sưởi nắng. Cứ nhìn màu khắc đoán biết được tuổi dưa.

Đây đó từng dàn trâu thung dung gặm cỏ. Đám trẻ chăn trâu chia thành các nhóm nhỏ. Nhóm thì vùi mình trong cát đánh trận giả, nhóm thì hì hục đổ dế. Tiếng hò reo náo động cả bãi sông. Ôi, thích quá đi mất.

Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ, Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi.

Cho tới một hôm Dòng Sông ra gặp biển. Lúc ấy Dòng Sông mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.

Thường người ta lúc biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt.

Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm:

– Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé.

Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn đám mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, đám mây khẽ lắc cánh:

– Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ.

Những giọt nước long lanh nốỉ nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa.

Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lây nhau, mừng mừng tủi tủi.

 

Ý nghĩa

Câu chuyện về Suối Nguồn và Dòng Sông cũng là câu chuyện về tình mẫu tử. Khi tiễn con đi xa, lòng mẹ luôn hướng về con, luồn lo âu, thấp thỏm, ơ nơi xa, con cũng không nguôi nhớ mẹ. Qua sự tưởng tượng thú vị của tác giả, ta thấy tình mẫu tử được nói tới ở đây là tình cảm bao la, rộng lớn, có tầm vóc vũ trụ.

Chiếc dao nóng nảy

Mi-chi-a cầm dao gọt một chiếc gậy, nhưng gọt một chốc, cậu quẳng gậy xuống đất. Chiếc gậy cong queo, sần sùi, trông thật xấu.

Diều hâu và Chích Choè

Ngày xưa trong khu rừng già nọ, có một con diều hâu luôn luôn huênh hoang, hợm hĩnh. Nó tự coi mình là chúa tể của muôn loài chim, tự hào về sức khoẻ vô địch của nó. Một hôm diều hâu tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức...

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?

Sâu Xanh chơi trốn tìm

Trên đồng cỏ, có một chú Sâu xanh với đôi mắt to tròn, những cái chân nhỏ nhắn, những sợi lông lưa thưa và cái bụng tròn căng, béo múp míp, trông mới đáng yêu làm sao. Khỉ con và Nhím con rất thích Sâu xanh...

Những chiếc áo ấm

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.

Người gác rừng tí hon

Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng.

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu.

Tiếng kêu cứu

Bác Gấu bứt quả trên cây, mấy người thợ săn tới. Đàn Gà Rừng, trước khi bay, còn “quác, quác, quác” báo hiệu, bác Gấu chạy thoát.

In chữ rời

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần...