In chữ rời

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần, tiếng lành đồn xa, rất nhiều người đến xin Tất Thăng truyền lại kinh nghiệm.

Tất Thăng vừa làm mẫu, vừa giảng giải, không hề che giấu phát minh của mình với các sư đệ. Trước hết, ông nặn đất sét thành những miếng nhỏ hình vuông, sau đó khắc những chữ ngược lồi lên hẳn so với mặt đất sét, nung chín miếng đất sét. Tiếp theo, Tất Thăng lại bôi chất kết dính (nhựa thông, sáp) lên một tấm bảng sắt, sắp xếp từng chữ một theo thứ tự của câu, sau đó, dùng dây thép buộc chặt bốn phía, nung nóng lên. Đợi chất kết dính nguội đi là có thể mang in rồi. Sau khi in xong, lại mang tấm bảng thép đó đi nung nóng cho chất kết dính mềm ra, rồi bóc từng chữ ra và cất đi để lần sau dùng tiếp.

Các sư đệ nghe xong đều vỗ tay khen ngợi. Một người nói:

- Sách Đại Tàng Kinh có hơn năm nghìn quyển, nếu dùng bản khắc thì phải khắc tới một trăm ba mươi nghìn bản, cả căn phòng lớn cũng không chứa hết, đã thế lại còn mất đến vài năm mới làm xong, nếu dùng cách của sư huynh thì chỉ vài tháng đã in xong rồi. Sư huynh, sao huynh lại nghĩ được một cách hay đến vậy? 

- Chính hai đứa con của ta đã dạy ta đấy!

Tất Thăng nói:

- Con của huynh? Sao có thể như thế được? Lũ trẻ chỉ biết chơi đồ hàng thì dạy được gì chứ? 

- Đệ nói đúng! Chính trò chơi đồ hàng đó đã gợi ý cho ta. 

Tất Thăng cười nói: 

- Trước lễ Thanh Minh năm ngoái, ta dẫn vợ con về quê cúng tổ tiên. Một hôm, ta nhìn thấy hai đứa con của mình ngồi chơi với nhau, chúng dùng đất sét nặn thành hình nồi, bát, bàn, ghế, con lợn, con người, bày la liệt trên mặt đất. Bỗng nhiên, một ý tưởng lóe lên trong đầu ta, ta nghĩ, hay là mình cũng chơi trò giống như bọn trẻ: Dùng đất sét nặn thành những chữ đơn, chẳng phải có thể sắp xếp những chữ ấy theo ý của mình và thành bất kì một bài văn nào hay sao? Như vậy, chẳng phải là chính bọn trẻ đã dạy ta hay sao?

Các sư đệ nghe xong, cùng bật cười vui vẻ. Vị sư đệ lúc nãy lại hỏi:

- Nhưng mà trò chơi đồ hàng này, trẻ con nhà nào cũng chơi, các huynh đệ ắt hẳn đã nhìn thấy nhiều, sao chỉ có mỗi sư huynh Tất Thăng là nghĩ ra được kĩ thuật in chữ rời nhỉ?

Một lúc sau, sư phụ mới nói:

- Vì trong số huynh đệ các con, Tất Thăng là người ham học hỏi nhất. Từ lâu, Tất Thăng đã nung nấu ý định tìm ra cách nâng cao hiệu quả in ấn rồi mà! Có công mài sắt, ắt có ngày nên kim!

 

Trò chuyện cùng bé

Nhờ đâu mà Tất Thăng có thể phát minh ra kĩ thuật in chữ rời? Đó là vì Tất Thăng chịu khó quan sát tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống của mình. Chúng ta cũng nên học tập theo ông, làm một người ham tìm tòi và không ngại thử sức nhé!

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Cá Rô Ron không vâng lời mẹ

Con người có cái cần câu. Đầu cần câu buộc sợi dây cước. Đầu sợi dây cước buộc lưỡi câu. Lưỡi câu mắc con mồi ngon, thả xuống nước. Con cá nào tham mồi đớp phải, người ta giật lên là chết...

Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng.

Đàn cá heo và bản nhạc

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Bài học quý

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà của bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả.

Bó hoa đặc biệt

Vào mùa đông lạnh giá, bà nội của Chuột chũi bị ốm, phải nằm nghỉ trên giường. Bà nội nhìn ra bãi cỏ khô héo phía ngoài cửa sổ và nói: “Bà nhớ những bông hoa tươi trên bãi cỏ ngày nào quá!”...

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra?

Bác sĩ chim

Những con chim nhỏ quyết định mở một bệnh viện chữa bệnh từ thiện cho các con vật. Các bác sĩ chim mặc áo đồng phục trắng và chờ bệnh nhân đến. Cô Chim Chào Mào được giao nhiệm vụ tiếp bệnh nhân.

Cậu bé viết thuê

 Đó là một cậu bé mười hai tuổi, tên là Giu-li-ô, con trai đầu của một nhân viên đường sắt. Người bố lương ít lại đông con nên đời sống rất chật vật. Ông phải kiếm việc làm thêm vào ban đêm.