Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ!

Khướu là một cậu học sinh lém lỉnh. Trong lớp, lẽ ra ngồi nghe cô giáo giảng bài và chăm chú theo dõi cô viết trên bảng thì cậu bé hết quay sang bên phải lại xoay sang trai ba hoa chuyện trò với bạn. Thực ra các bạn xung quanh bị cậu ta quấy rầy cũng chẳng thích thú gì, vì nhiều lần có bạn đã bị cô giáo phê bình “lây”.

Hôm ấy, ngồi ở lớp, Khướu quen tính, lại tán chuyện với bạn khá ồn ào. Nhắc mãi không được, cô giáo buộc phải tạm dừng việc giảng bài chung cho cả lớp để dành riêng cho cậu bé một bài học thật là thú vị.

Cô hỏi:

– Khướu, em có mấy cái tai?

– Thưa cô, em có hai cái tai.

– Em có mấy con mắt?

– Thưa cô, em có hai con mắt.

– Thế em có mấy cái miệng?

– Thưa cô, em chỉ có một cái miệng.

Cô lại hỏi:

– Thế tại sao em chỉ có một cái miệng mà lại có những hai cái tai và hai con mắt?

Khướu lúng túng:

– Thưa cô… em không biết ạ!… À, thưa cô, tại… tự nhiên nó như thế đấy ạ!

Cả lớp bỗng cười rộn lên làm Khướu đỏ bừng cả mặt. Nhưng cô giáo vẫn ôn tồn:

– Em cứ nghĩ kỹ xem!… Thế cô hỏi nhé! Người ta có mắt để làm gì nhỉ?

– Thưa cô, để nhìn ạ!

– Thế tai?

– Thưa cô, tai để nghe ạ!

– Còn miệng?

– Thưa cô… để nói ạ!

Cô giáo mỉm cười:

– Thế đấy nhé! Nếu người ta có những hai cái tai để nghe, hai con mắt để nhìn, mà chỉ có một cái miệng để nói, như vậy có nghĩa là em phải dùng mắt hai lần dể nhìn, dùng tai hai lần để nghe, mà chỉ nên dùng cái miệng có một lần để nói thôi đấy nhé! Có đung không nào?

Khướu bỗng thẹn thùng cúi đầu xuống, mặt càng đỏ nhừ lên. Cậu ta lúng túng:

– Thưa cô… em xin hứu với cô… từ nay em không nói chuyện nữa ạ!

Trăng nay chớ có xem thường

Lê Thánh Tông (1441 – 1497) là một vị vua có nhiều công lao phát triển kinh tế, văn hoá, mở mang đất nước. Nhà vua lập ra Hội Tao đàn để khuyến khích sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt.

Cá Rô Ron không vâng lời mẹ

Con người có cái cần câu. Đầu cần câu buộc sợi dây cước. Đầu sợi dây cước buộc lưỡi câu. Lưỡi câu mắc con mồi ngon, thả xuống nước. Con cá nào tham mồi đớp phải, người ta giật lên là chết...

Giọng quê hương

Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên.

Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

Bà Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19-5-1810, quê ở Gia Định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung và được vua Thiệu Trị rất sủng ái.

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.

Đồng mười xu

Hôm ấy, mẹ Cốt bảo: Cốt, con cầm mười xu ra hiệu mua bánh mì nhé! Đi từ từ thôi kẻo vấp ngã...

Bàn chân kì diệu

Một buổi sáng, trời đẹp, cô giáo Cương đến lớp sớm. Cô đang chuẩn bị để viết trước bài học vần lên bảng thì thấy một em bé thập thò ngoài cửa.