Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:

- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.

Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.

Ông Hòn Rấm cười bảo:

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ?

- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:

- Nào, nung thì nung!

Từ đấy, chú thành Đất Nung.

***

Hai người bột trong lọ buồn tênh. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa chạy vọt ra, chạy đến miệng cống. Một con chuột già phục sẵn. Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng hỏi:

- Kẻ nào đã bắt nàng tới đây?

- Chuột.

- Lầu son của nàng đâu?

- Chuột ăn rồi!

Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị lừa, vội dìu công chúa chạy trốn.

Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ con ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên:

- Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế?

- Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa. Bây giờ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người.

Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ:

- Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.

Đất Nung đánh một câu cộc tuếch:

- Vì các đằng ấy đựng trong lọ thủy tinh mà.



 

Anh hùng Lý Tự Trọng

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Xe đạp con trên đường phố

Sáng sớm nay mọi người đã đi làm hết. Chỉ còn mỗi mình Xe Đạp con ở nhà. Nằm một mình buồn quá, Xe Đạp con nghĩ: “Mình phải đi dạo phố mới được!”

Cuộc họp trong cặp sách

Bé phải mất cả buổi sáng để tranh luận với anh Huy về chuyện đồ vật có biết nói hay không? Anh Huy chỉ quen nghe bằng tai thôi. Anh quả quyết rằng nếu các đồ vật xung quanh ta biết chuyện trò thì anh sẽ ngay lập tức lên tận sao Hoả.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Ngỗng và rùa

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới...

Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng.

Bé và chim chích bông

Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

Hai lần bàn học tưng hửng

Bàn Học biêt thừa là cái bút ấy của một chú học viên bổ túc bỏ quên tối qua. Cô cậu nào thấy nó đẹp, nhận vơ là của mình thì… Bàn Học sẽ kêu thật to cho bẽ mặt. Sẽ biết tay nhau.

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.