Hai em bé trong rừng rậm

CÓ HAI EM BÉ, một  trai và một gái, đang đến trường. Chúng phải đi qua một khu rừng rậm và đẹp. Trên đường thì nóng và bụi, nhưng trong rừng lại mát và vui.

- Chị biết không, chúng mình vẫn còn kịp giờ tới trường - Cậu em trai nói với chị gái - Lúc này, ở trường học bức bối và buồn lắm, còn trong rừng thì lại rất vui. Chị có nghe thấy tiếng chim hót đó không, những con sóc chuyền trên các cành cây, chúng mình vào rừng chứ?

Cô chị thấy thích lời đề nghị của em trai. Thế là, hai em bé vứt những cuốn sách học vần xuống cỏ, nắm tay nhau chui vào giữa những bụi cây xanh tốt, dưới những gốc bạch dương non. Trong rừng, quả là vui và náo nhiệt. Những chú chim như không ngừng bay lượn, kêu hót vang trời. Những con sóc chuyền đi chuyền lại trên các cành cây. Những con côn trùng chạy lăng xăng trong cỏ.

Thoạt đầu, hai em bé nhìn thấy con bọ dừa màu vàng. Chúng nói:

- Hãy chơi với chúng mình đi!

- Tớ rất muốn chơi, nhưng tớ không có thì giờ. Tớ còn phải kiếm bữa trưa cho mình - Bọ dừa đáp.

Hai em bé gặp Ong vàng, lại đề nghị:

- Hãy chơi với chúng mình đi!

- Tôi không có thì giờ chơi với các bạn - Con ong thành thực đáp - Tôi còn phải kiếm mật.

- Thế còn bạn có thì giờ chơi với chúng mình một lát không? - Hai em bé hỏi con kiến.

Nhưng kiến chẳng có thì giờ đâu mà nghe chúng nói. Kiến còn bận tha cọng rơm lớn gấp ba người nó để xây tổ.

Hai em bé quay về phía con sóc, đề nghị nó chơi với chúng. Nhưng con sóc đã nguẩy cái đuôi mềm mại và đáp rằng nó còn bận dự trữ hồ đào cho mùa đông. 

Tương tự, con bồ câu cũng nói với chúng: "Tôi đang xay tổ cho đàn con bé bỏng của tôi". Chú thỏ con màu xám bận chạy đến suối rửa cái mõm nhỏ của nó. Bông hoa dâu tây màu trắng cũng chẳng có thời gian để chơi với chúng, nó còn lợi dụng lúc thời tiết tốt để kịp biến thành một quả dâu tây ngon ngọt.

Hai em bé bắt đầu cảm thấy buồn vì ai nấy đều bận và không muốn chơi với chúng. Chúng chạy tới bên con suối. Con suối đang chảy róc rách trên những viên đá qua cánh rừng. Chúng nghĩ "chắc con suối không có việc gì làm" nên đề nghị:

- Hãy chơi với chúng mình đi!

- Sao, tôi mà chẳng có việc gì để làm à? - Con suối róc rách một cách giận dữ - Các bạn là những kẻ lười biếng. Hãy nhìn tôi này, tôi làm việc suốt ngày đêm, không hề có phút nghỉ. Phải chăng tôi không hát cho con người và các loài thực vật nghe? Ngoài tôi ra, thử hỏi ai giặt quần áo, làm quay những chiếc cối xay, đẩy những chiếc thuyền và dập tắt các đám mây? Ồ, tôi làm biết bao là việc. Tôi phải làm đến chóng cả mặt - con suối nói thêm rồi lại tiếp tục chảy róc rách trên các viên đá.

Hai em bé càng buồn thêm. Chúng nghĩ tốt hơn là hãy đi học đã, rồi sau hãy vào rừng. Nhưng liền lúc đó, em trai nhìn thấy một con chim chích xinh xắn đang đậu trên chiếc cành xanh tốt. Hình như, nó đang đứng yên và hót lên một điệu vui.

- Này, anh chàng ca sĩ vui vẻ kia ơi! - Cậu bé nói to với chim chích - Hình như anh chẳng có việc gì làm phải không, hãy chơi với chúng mình đi!

- Sao, tôi mà không có việc làm ư? - Chim chích bực mình hỏi lại - Phải chăng tôi suốt ngày không bắt ruồi để nuôi con? Tôi mệt mỏi đến nỗi không cất cánh lên được. Lúc này, tôi đang ru đàn con nhỏ của tôi đây. Còn hôm nay, các bạn đã làm gì hở các bạn lười kia? Không đến lớp, không học bài, chạy vào rừng chơi và ngăn cản người khác làm việc. Tốt hơn hết là hãy trở lại trường và nên nhớ rằng, chỉ người nào làm xong nhiệm vụ của mình thì người đó mới có thể nghỉ ngơi và vui chơi một cách thoải mái.

Hai em bé cảm thấy xấu hổ. Chúng lập tức trở về trường, tuy muộn nhưng bù lại chúng học rất chăm.

Cái trống của Sóc

Sóc có một cái trống rất to, rất đẹp. Nhưng không vì thế mà Sóc giữ trống chơi một mình. Vào những đêm sáng trăng, Sóc mang trống ra đánh. Mọi vật trong rừng chạy đến, cùng nhảy múa, ca hát theo tiếng trống nhịp nhàng...

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Tiếng kêu cứu

Bác Gấu bứt quả trên cây, mấy người thợ săn tới. Đàn Gà Rừng, trước khi bay, còn “quác, quác, quác” báo hiệu, bác Gấu chạy thoát.

Vẽ trứng

Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.

Làm cách nào về dễ hơn

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ các thứ chim. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì sợ lắm!

Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng.

Tên cướp thật - Tên cướp giả

Vào thời Tấn, có một vị quan huyện tên là Phù Dung, tư chất thông minh, tài trí hơn người khiến ai cũng trầm trồ, thán phục. Một buổi chiều nọ, có một bà lão đang trên đường về nhà thì gặp một tên cướp...

Người con gái miền đất đỏ

Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người.

Mẹ con nhà Chuối

Gió ào qua khu vườn. Chuối con run rẩy nép sát vào mẹ. Lớn tướng rồi mà nó vẫn chưa hết sợ cái lão Gió bấc có ngọn roi giá buốt này. Tấm áo mỏng tang trên mình nó chưa đủ che kín thân.