Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ. Bản thân I-ren sau này cũng trở thành một nhà khoa học nổi tiếng của nước Pháp. Bà và chồng là Phrê-đơ-rích Giô-li-ô Quy-ri cùng được Giải thưởng Nô-ben năm 1935. Những thành tựu đó không phải ngẫu nhiên có được mà là kết quả của cả một quá trình rèn luyện từ thuở nhỏ.

Hồi đi học, I-ren đã có tính độc lập rất cao. Một lần, thầy giáo nêu cho lớp của I-ren câu hỏi:

– Nếu tôi thả một con cá vàng vào vại nước đầy, nước sẽ như thế nào ?

– Nước sẽ trào ra ! – Lũ trẻ đồng thanh đáp.

– Bây giờ tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy ?

– Lạ nhỉ! Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước ? Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng ? – Lủ trẻ bàn tán rất hăng.

I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó. Thế mà hôm nay thầy lại nói như vậy. Thầy là một nhà khoa học, chả lẽ lại nói sai ?

Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau.

Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.

Thầy giáo mỉm cười:

– Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự thực mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.

Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Lời nói có phép lạ

Một cụ già tóc trắng như cước ngồi trên chiếc ghế dài ngoài vườn hoa. Cụ hỏi bé Pavlik vừa đi tới: Hình như cậu đang có điều gì buồn bực?

Con vẹt nghèo

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.

Sự tích con Ong

Ngày xưa, có một người đàn bà tên là nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ đần mình.

Hai bàn tay

 Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi: Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Cô con gái út của ông mặt trời

Ông mặt trời có rất nhiều con nhưng chỉ có một cô con gái duy nhất là Út Trăng xinh đẹp, bé bỏng.

Món quà tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất...

Hàng xóm của cô Dúi

Cô Dúi có ba người hàng xóm, đó là Ếch xanh, chị Rắn và chú Giun. Ếch xanh sống ở tầng dưới, là một ca sĩ nhạc Rock rất có cá tính. Buổi tối, Ếch thường khua chiêng đánh trống và hát rất to. Chị Rắn sống ở tầng trên là một cô giáo mầm non...

Sẻ non và diều giấy

Sẻ non đang sập sè bay lượn. Vừa được bố mẹ cho “ra riêng” dăm hôm, sẻ ta nhìn thế giới thấy cái gì cũng đẹp, cũng lạ. Trời xanh này. Nắng vàng này. Bên dưới là cánh đồng mênh mông, rập rờn biển lúa chín vàng.

Trò chuyện với loài chim

Như con em bao gia đình nông dân nghèo ở làng Phú Thạch dưới chân núi Bạch Mã, ngày ngày, Trương Cảm phải theo cha vào rừng kiếm sống. Mỗi khi đi rừng, Cảm rất thích nghe tiếng chim hót.