Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu. Các cơ đội lính theo đội hình đứng nghiêm trang để theo dõi cuộc thi võ.

Theo lệnh chúa Trịnh Doanh, tiếng loa dõng dạc vang lên:

– Xin mời quan Đại tư đồ Siêu quận công Nguyễn Gia Châu ra bắn cung khai mạc!

Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa. Siêu quận công đã từng bốn mươi năm cầm quân trấn thủ Nghệ An, quân Nguyễn ở Đàng Trong không một lần dám xâm lấn nên nhân dân được an cư lạc nghiệp. Uy danh của ông được cả trong triều ngoài trấn ngưỡng mộ. Ông được triều đình ban áo gấm, đồ nghi trượng như một bậc vương giả, dân địa phương tôn xưng là “Vị chúa lưu đồn”.

Năm ngoái Siêu quận công sang tuổi bảy nhăm, đã xin trí sĩ, năm nay lại được triều đình gọi ra cầm quân tiếp với chức vụ đứng đầu võ ban. Vị tướng già đến trước lễ đài bái tạ, rồi ung dung khiên ngựa vào trường bắn. Theo truyền thống, Siêu quận công được bắn bốn phát tên khai mạc.

Ông không khỏi có chút lo lắng. Vừa chầm chậm tháo cung, ông vừa khẽ nhắm mắt trấn tĩnh. Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, ông giương cung, mũi tên vút bay đi trúng ngay hồng tâm. Tiếng hò reo lại càng vang động khắp đấu trường. Vị tướng già liền thu cương cho ngựa tới lễ đài bái yết.

Đức Vua vui vẻ hỏi :

– Có bốn tên sao tướng quân chỉ bắn một?

Siêu quận công cung kính đáp:

– Bẩm Hoàng thượng, nhờ hồng phúc bắn một phát may trúng, bắn nữa chưa chắc đã được như ý ạ.

–  Đúng ! Tướng quân quả là người có đức khiêm, đã biết dừng đúng độ, không cậy tài mà có khi làm mất quân uy. Ta nghe nói con trai ngươi cũng có tài bắn cung, cho ra bắn tiếp, nghe!

– Thưa vâng!

Tiếng loa lại vang truyền:

– Xin mời quan Thiên sự nhật giảng Đạt vũ hầu Nguyễn Gia Ngô ra bắn cung tiếp!

Tiếng quân lính lại hò reo cổ vũ. Họ chỉ được nghe tài bắn cung của Đạt vũ hầu mà chưa được thấy một lần nên đều háo hức, không biết thực hư ra sao. Đạt vũ hầu trong giáp phục võ tướng, nai nịt gọn gàng, giục ngựa xông ra. Ngựa không dừng lại, bốn mũi tên vun vút lao đi. Cả bốn mũi tên đều trúng vào vòng trắng bao quanh hồng tâm.

Thấy vậy, Đức Vua hỏi:

– Tướng quân có tài bắn cung, sao không phát nào trúng hồng tâm vậy?

Đạt vũ hầu kính cẩn đáp:

– Bẩm Hoàng thượng! Thân phụ là tướng soái đã bắn trúng hồng tâm, nay thần vừa là con, vừa là quan thuộc đâu dám vượt lên trên ạ!

Nghe vậy, cả vua Lê và chúa Trịnh đều hài lòng:

– Thật là hổ phụ sinh hổ tử. Hai cha con nhà ngươi vẹn cả tài lẫn đức. Ban thưởng!

“Ban thưởng…” – Tiếng loa lại truyền vang.

Tiêng hò reo của các võ tướng cũng vang vang hoà theo!

 

Ý nghĩa

Truyện đề cao, ca ngợi hai phẩm chất cao quý: đạo cha con và đức khiêm nhường của những người tài đức. Hai phẩm chất này được thê hiện rất rõ ở lời nói và cách ứng xử của hai cha con Nguyễn Gia Châu và Nguyễn Gia Ngô trong hội võ mùa xuân.

Em của Tí Bẩn

NGÀY XƯA, có một cậu bé ăn ở bừa bãi đến nỗi mọi người gọi cậu ta là Tí Bẩn. Cậu vứt sách vở trên sàn nhà, để giày lấm lên bàn học, cậu khoắng ngón tay vào hộp mứt, đổ lọ mực lên cái áo mới. Chưa thấy ai bừa bãi như cậu bao giờ.

Ve sầu đi học

Trong khu vườn nọ có một gia đình nhà ve sầu. Một chú ve sầu con đang tuổi ham chơi. Suốt ngày chú là cà, lêu lổng lang thang khắp vườn. Chú làm quen được với một bạn dế mèn con. Cả hai quậy phá khắp nơi...

Con lợn nhỏ khôn ngoan

Ngày xưa có một con lợn nhỏ sống trong rừng rậm. Một hôm trời rét căm căm, có lão chó sói tìm đến hang, cất tiếng gọi: Chú lợn ơi! Chú cho ta vào nhà chú ngồi một tí cho đỡ lạnh.

Bàn chân kì diệu

Một buổi sáng, trời đẹp, cô giáo Cương đến lớp sớm. Cô đang chuẩn bị để viết trước bài học vần lên bảng thì thấy một em bé thập thò ngoài cửa.

Rùa và Hươu

Rùa vốn chậm chạp nhất trong các loài chim thú. Nó biết phận mình nên chẳng khi nào tỏ ra kiêu ngạo. Trái lại, nó rất khiêm nhường. 

Trò chuyện với loài chim

Như con em bao gia đình nông dân nghèo ở làng Phú Thạch dưới chân núi Bạch Mã, ngày ngày, Trương Cảm phải theo cha vào rừng kiếm sống. Mỗi khi đi rừng, Cảm rất thích nghe tiếng chim hót.

Người thầy của tuổi thơ

Hồi mười một tuổi, tôi vẫn gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu.

Rất nhiều mặt trăng

Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh.

Sóc Nâu đi học

Buổi sáng mùa thu hôm ấy, khu rừng nguyên sinh rộn ràng tiếng reo cười của chim muông hoa cỏ và thú rừng… Bởi hôm nay là lễ hội khai trường. Riêng Sóc Nâu đang ở trong một tâm trạng nôn nao khó tả vì đây là lần đầu tiên Sóc Nâu đi học.