Alexander Graham Bell – người phát minh ra điện thoại

Ngày 7- 8 – 1922, tất cả các máy điện thoại trên toàn nước Mĩ câm lặng, cả nước cử hành quốc tang tiễn biệt Alexander Graham Bell – người phát minh điện thoại vừa qua đời 5 ngày trước đó.

Bell sinh ngày 3 – 3-1847 tại Edinburgh, Scotland, nước Anh. Cha và ông nội của Bell đều là những nhà ngôn ngữ học nổi tiếng.

Khi học ở tiểu học, ông rất ham chơi và nghịch ngợm. Vì vậy, cha đưa Bell tới Luân Đôn ở với ông nội để ông dạy dỗ. Ông nội có cách dạy học rất đặc biệt: ông không ép buộc mà làm thức tỉnh trong Bell lòng tự trọng và hứng thú học tập. Nhờ thế, Bell thay đổi hẳn. Một năm sau, khi Alexander Graham được cha đón trở lại Edinburgh, các thầỵ giáo ngạc nhiên thấy Bell học hành chăm chỉ và học rất giỏi. Năm 15 tuổi, Bell đã có sáng kiến cải tiến cối xay nước khiến bạn bè rất ngưỡng mộ.

Năm 21 tuổi, Alexander Graham tốt nghiệp đại học. Năm 23 tuổi, Bell được mời làm giáo sư của Trường Đại học Boston (Hoa Kỳ). Ông cùng cha mở một trường dạy học cho những trẻ em câm điếc, giúp các em biết dùng chữ câm để trò chuyện.

Để minh hoạ cách phát âm, Alexander Graham Bell tự thiết kế một máy phát âm như cổ họng của người, làm bằng cao su. Chiếc máy kì lạ đó, hễ ai ấn lên hộp gió của nó là có âm thanh mô phỏng tiếng người phát ra. Về sau, ông nghĩ ra cách làm một máy mới dùng điện để điều khiển. Từ thí nghiệm, Bell nhận thấy: khi dòng điện bật và tắt thì cuộn dây dẫn xoắn quanh có thể phát ra âm thanh tựa tín hiệu “tạch – tè” của máy điện báo. Phát hiện này khiến ông vui mừng khôn xiết. Như vậy là dòng điện có thê truyền đi âm thanh do con người phát ra.

Alexander Graham Bell đem ý tưởng đó tới hỏi một tiến sĩ điện học danh tiếng ở Boston. Nhưng ông chỉ nhận được ở ông ta và đồng nghiệp những lời châm chọc, giễu cợt.

Không nản chí, mấy ngày sau, Bell lại tới Washington tìm gặp Joseph Henry – nhà điện học kiệt xuất của Mĩ. Sau khi nghe Bell trình bày, Henry yên lặng suy nghĩ một lúc rồi nói:

– Ý tưởng của anh thật tuyệt vời, Bell ạ. Hãy nắm vừng ý tưởng đó mà tiến tới.

*

Sau cuộc gặp gỡ Henry, Alexander Graham Bell quyết vượt mọi khó khăn để thực hiện bằng được mơ ước. Trở lại Boston, anh lao vào nghiên cứu những kiến thức về điện. Một năm sau, anh đã nắm được những nguyên lí cơ bản. Ông tìm được một trợ lí là chàng thanh niên Thomas Watson 18 tuổi đầy nhiệt huyết. Thầy trò hăm hở bước vào giai đoạn phát minh.

Alexander Graham Bell và Thomas Watson thuê một căn phòng ở ngoại ô. Họ đóng cửa suốt ngày để làm thí nghiệm. Đêm đêm, khi mọi nhà đã tắt đèn, hai thầy trò vẫn thức. Hai năm trôi qua, hoàng hôn ngày 2 tháng 6 năm 1875 được ghi nhận là thời điểm thành công: thầy trò ôm chầm lấy nhau trong niềm hân hoan thắng lợi.

Thêm nửa năm nỗ lực nữa, Bell và Watson mới chế tạo xong chiếc máy điện thoại đầu tiên. Tháng 2 năm 1876, năm Bell 29 tuổi, anh nhận được bằng phát minh máy điện thoại.

Mấy tháng sau, Bell và Watson tuyên truyền về máy điện thoại nhân triển lãm kỉ niệm 100 năm thành lập nước Mĩ, tổ chức tại Philadelphia. Hai người chăng dây tới máy điện thoại đặt ở hai góc xa nhau nhất của triển lãm, rồi biểu diễn cách sử dụng. Người tới triển lãm tranh nhau thử máy. Tuy vậy, họ vẫn xem đó chỉ là một thứ đồ chơi lạ.

Alexander Graham và Watson lại mất thêm hai năm nghiên cứu để cải tiến chiếc máy điện thoại đầu tiên, khiến nó có thể truyền tiếng nói đi rất xa.

Năm 1878, họ tổ chức cuộc nói chuyện đường dài 300 kilometer từ Boston tới New York. Ben ở New York, Watson ở lại Boston. Những người tham dự cuộc biểu diễn ở hai đầu dây đã nhảy lên hò reo, vui sướng với triển vọng tốt đẹp: con người có thể trò chuyện với nhau dù ở rất xa nhau. Các báo Mĩ tới tấp đưa tin về phát minh tuyệt vời này.

Tuy nhiên, xã hội vẫn thờ ơ trước phát minh. Bell định bán bản quyền phát minh, sản xuất máy điện thoại nhưng ngay cả công ty điện báo lớn nhất nước Mĩ cũng từ chối với lí do họ đã quen dùng điện báo. Cần đưa điện thoại vào sử dụng trong hoạt động mọi mặt của xã hội. Muốn vậy phải có tiền, mà Bell thì không biết kiếm đâu ra tiền.

Đúng lúc đó, Bell đã nhận được một khoản tiền cực lớn của bá tước Xibaton. Bá tước muốn bày tỏ lòng biết ơn với cha con Bell đã chữa bệnh cho hai đứa con của ông tại trường trẻ em câm điếc Boston. Công ty điện thoại Bell nhờ vậy đã ra đời. Rất nhanh chóng, điện thoại được sử dụng phô biến ở toàn nước Mĩ, rồi trên toàn thế giới.

 

Ý nghĩa

Alexander Graham Bell là người phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới nhờ vào trí tuệ, sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt khó của mình.

Chổi hay ghen tị

Trong họ hàng nhà chổi thì có cô bé Chổi Rơm là loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuộn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy...

Làm việc thật là vui

Quanh ta, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Con gà trống gáy vang ò … ó … o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. 

Khó và dễ

Sau khi Columbus tìm ra châu Mỹ, mọi người tổ chức một bữa tiệc để chúc mừng ông. Có một quý tộc nọ cho rằng phát hiện ra một châu lục là chuyện dễ dàng, ai cũng có thể làm được, không có gì là ghê gớm cả...

Chuyến đi xa của chú chuột nhỏ

Một buổi sáng, chú chuột nhỏ lên đường đi du lịch. Chuột bà nướng cho cháu rất nhiều bánh để ăn đường và tiễn cháu đến cửa hang. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó, chú chuột trở về.

Vẫn chưa ngủ dậy

Dumas là nhà văn nổi tiếng người Pháp. Một buổi tối nọ, Dumas và một người bạn là nhà biên kịch đến nhà hát lớn để xem kịch. Đúng hôm đó, nhà hát lại diễn một vở bi kịch do chính người bạn này biên soạn...

Giản dị

Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Ngày như thế nào là đẹp?

Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: Một ngày tuyệt đẹp!