Khát vọng sống

Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã. Anh thốt lên một tiếng kêu trong đau đớn:

-  Bin, mình bị trật khớp rồi.

Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng nước. Giôn lại gọi, tiếng gọi như lời van vỉ của một người tuyệt vọng. Nhưng Bin không quay lại. Giôn chỉ biết nhìn theo Bin cho đến khi Bin vượt qua đỉnh đồi rồi mất hút.

Giôn nén đau trèo lên đỉnh đồi. Đã mấy ngày liền anh không có gì để ăn. Thỉnh thoảng, anh hái những quả dại để nhét tạm vào miệng rồi ráng nhai nuốt. Đêm đến, không lê bước nổi, anh dừng lại để ngủ.

Một buổi sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm, tình cờ, anh bò gần một con chim đang ngủ quên. Nó giật mình lao vút lên đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh bắt được một vài con cá nhỏ trong vũng nước. Anh nhai chúng rất cẩn thận vì biết rằng phải cố ăn để sống.

Một ngày kia, khi anh lê bước, anh gặp một con gấu lớn. Súng đã hết đạn, anh rút con dao săn, mắt chằm chằm nhìn nó. Con gấu bật ra một tiếng gầm thăm dò. Nếu anh bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo. Nhưng anh không chạy. Anh đứng im như một pho tượng cho đến lúc cơn nguy hiểm đã qua.

Vào một ngày nọ, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo. Vừa lúc đó, anh thấy một con sói, đầu nó rũ xuống. Hình như nó bị bệnh, nó đang thở phì phò và húng hắng ho.

Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cố bình tĩnh tiếp tục chuyến đi khủng khiếp để tìm tới con tàu. Bấy giờ anh không thể đứng dậy được nên chỉ bò bằng hai tay và đầu gối.

Có lần, anh ngất nhưng rồi tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của sói quệt trên bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ, rồi mạnh dần. Con sói nỗ lực cắn vào tảng thức ăn mà nó chờ đợi từ lâu. Nhưng con người đã dùng hai tay như giộp nát bóp lấy hàm nó. Con sói chống lại một cách yếu ớt. Mấy phút sau, toàn bộ sức lực của con người đã đè lên mình con sói.

Trên boong tàu, một nhóm người nhìn thấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động ra phía biển. Họ trèo lên một chiếc thuyền nhỏ để vào bờ xem. Giôn được cứu sống.

Bây giờ, Giôn nằm trên giường, nước mắt chảy trên hai gò má gầy guộc. Anh kể lại bằng những lời rời rạc về lai lịch của mình, về những khát vọng sống đã qua. Khát vọng sống đã giúp anh chiến thắng được thú dữ, chiến thắng được cái chết.

 

Ý nghĩa 

Khát vọng sống mạnh liệt của con người vượt lên hết tất cả những khó khăn, hiểm trở cùng nguy hiểm mà họ gặp phải. Từ đó khuyên nhủ con người ta về việc trân trọng sinh mệnh, trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình.
 

Em có xinh không?

Voi em thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: Em có xinh không?

Người con gái đỡ đầu của Bác Hồ

Vào một buổi sáng mùa thu năm 1990, trong đoàn người vào thăm nhà sàn Bác Hồ có hai cha con người Pháp. Đó là ông Ô-brắc và con gái ông, chị Ba-bét, người con gái đỡ đầu của Bác Hồ.

Chiếc áo len

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm.

Núi cười

Ngày xưa, ở một bản nọ có hai anh em. Anh thì ham chơi. Em thì chăm học, chăm làm.

Một chuyến tham quan

Bé Loan học lớp mẫu giáo 5 tuổi. Một hôm, cơ quan mẹ Loan tổ chức đi tham quan Hà Nội. Thấy Loan ngoan, biết vâng lời bố mẹ, mẹ bàn với bố cho Loan đi cùng.

Hai em bé trong rừng rậm

CÓ HAI EM BÉ, một  trai và một gái, đang đến trường. Chúng phải đi qua một khu rừng rậm và đẹp. Trên đường thì nóng và bụi, nhưng trong rừng lại mát và vui.

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra?

Sáo, Sẻ và Chích Bông

Từ thuở xa xưa, Sáo, Sẻ và Chích Bông cùng sống chung với nhau trong một khu vườn. Ba loài chim này thường cùng nhau đi, cùng đến và cùng làm ăn sinh sống với nhau.

Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người...