Điều ước sao băng

Rạp xiếc tối nay đông nghịt người. Xen giữa xiếc thú và đu bay có một màn ảo thuật. Người diễn trò không phải một chàng trai thắt nơ đen, miệng luôn luôn mỉm cười bí hiểm mà là một ông già. Đó là một diễn viên nghèo, đã bỏ nghề từ lâu vì tuổi tác. Ông chủ rạp nê tình cho cụ được trình diễn năm phút đê lấp chỗ trông giữa hai màn xiếc.

Ông lão khoác chiếc áo choàng đen đã cũ, ngực có hình âm dương bát quái may theo kiêu pháp sư. Đồ nghề là một chiếc thùng chứa nhũng tờ giây to bằng tờ năm ngàn xen lẫn bôn tờ năm ngàn thật. Tối nay ông sẽ diễn trò biến giấy thành tiền.

Ông lão lấp ló nơi cánh gà, cảm thấy vô cùng hồi hộp. Trước đây, ông đã diễn trò hàng ngàn lần, ánh đèn rực rỡ của sân khấu không xa lạ gì với ông. Sao đêm nay ông thấy sợ. Ông sợ thất bại. Vừa lúc đó, có người đây nhẹ vào lưng ông.

Ông lão vụt thấy mình đã đứng giữa nguồn sáng chói loà. Âm nhạc rộn rã khiến cảm hứng nghệ sĩ trong ông trào dâng xua tan mọi lo âu, sợ hãi. Chỗ này chính là vị trí của ông, một người diễn trò ảo thuật đã từng làm nức lòng khán giả mỗi khi xuất hiện. Trong chiếc mũ tí hon, với đôi bàn tay nhanh nhẹn, khéo léo như của thầy phù thuỷ, ông đã từng lôi ra hàng tá chim bồ câu, khăn lụa và bộ bài tây 52 con nhảy múa thuần thục như những vũ công… Nhưng đêm nay, sao thế nhỉ ? Ông lão giật mình hoảng hốt. Đêm nay, đôi bàn tay với những ngón phù đỏ vì bệnh tê thấp kinh niên không còn tuân theo sự điều khiên của ông. Chúng cứng dơ như gỗ và vụng về đến nỗi ông lão không thê nào trưng ra được mấy tờ giấy bạc để trong xấp tiền giả đang bay lả tả như bươm bướm. Ông lão đứng chết lặng trên sàn diễn, nước mắt giàn giụa. Thế là hết. Ông thẫn thờ bước xuống sân khấu, lủi thủi ra về. Mệt và buồn, ông ngồi xuống bên đường, lưng tựa vào một gốc cây.

Ông lão thiu thiu ngủ, không ngờ có hai chú bé đi xem xiếc về đã nhận ra ông. Cậu em ái ngại giật áo cậu anh: “Tội nghiệp ông lão quá !”.

Giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch ngang bầu trời như một nhát kiếm chói loà. Cậu em bảo anh:

– Em nghe nói khi thấy sao đổi ngôi, mình ước điều gì thì nói lên, điều ước ấy thế nào cũng nghiệm.

– Thế em muôn ước gì?

Nhớ đến ông lão diễn trò đang ủ rũ bên đường, cậu em thủ thỉ:

– Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.

Cậu anh nắm tay em cảm động:

– À, anh bảo này…

– Gì ạ?

Không hiếu sao cậu anh đâm ra lúng túng:

– À… à… không có gì. Anh chỉ nghĩ… ông cụ chắc cần tiền lắm.

Trong trí óc non nớt của cậu bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất giữ tiền tiết kiệm cậu đê dành từ một năm nay trong góc tủ. Cậu muôn dành cho ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

Sáng hôm sau, ông lão diễn trò bừng tỉnh sau một giác ngủ nặng nề. Ông chậm chạp đứng lên, nhặt cái thùng và vô cùng kinh ngạc : cái thùng vốn đầy những mâu giấy bây giờ toàn là tiền thật.

Điều ước sao băng của cậu bé giàu lòng trắc ẩn đã thành sự thật.

Que diêm tự cháy

Chúng ta đã biết người nguyên thủy từng đập đá lấy lửa, từng truyền giữ lửa như báu vật. Và thực tế “thần lửa” luôn luôn được mọi người tôn thờ.

Bác gấu đen và hai chú thỏ

Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ.

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Thật phiền khi phải trông em

Một buổi sáng đẹp trời, Chuột túi mẹ chuẩn bị sang phía rừng bên kia để hái những quả mâm xôi cho món tráng miệng tối nay.

Sóc con thích đi du lịch

Trong rừng rậm, có một chú Sóc rất thích đi du lịch, nó đã từng đến rất nhiều nơi. Núi cao này, thảo nguyên này và cả biển nữa. Một hôm, Sóc con đến một thị trấn nhỏ, nơi con người sinh sống...

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Gà nâu và Vịt xám

Gà nâu và Vịt xám là đôi bạn thân. Hàng ngày chúng ríu rít vượt sông cạn để kiếm ăn.

Chiếc dao nóng nảy

Mi-chi-a cầm dao gọt một chiếc gậy, nhưng gọt một chốc, cậu quẳng gậy xuống đất. Chiếc gậy cong queo, sần sùi, trông thật xấu.

Đường Dần bái sư học nghề

Đường Dần, tự Bá Hổ, từ nhỏ đã tỏ ra thông minh lanh lợi, tài học hơn người. Đường Dần đã từng bái ông tổ trường phái hội họa Ngô Môn là Thẩm Châu làm thầy, một năm sau, cậu bé Đường Dần đã thể hiện được tài năng hội họa xuất chúng...