Cái áo hiệp sĩ

Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn. Tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um. Những chùm hoa nhãn bắt đầu nở lấm tấm.

Nắng sớm chuyển từ màu vàng sáng sang hồng đào. Tiếng ve đầu tiên đột ngột vang lảnh lót. Hoa phượng bật đèn đỏ… Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả.

Bỗng một hôm, tôi phát hiện thấy trên các chùm quả những con bọ xít nhỏ bằng vảy ốc vặn đứng im, không cựa quậy. Chúng im lặng cắm vòi vào những cuống non đang nuôi các quả nhãn, ra sức hút tranh nhựa. Chúng lớn nhanh trông thấy, người mập ú, căng bóng, đôi râu lờ đờ khẽ rung rung, vẻ thoả mãn no nê lắm. Hàng loạt quả nhãn đã vì lũ bọ xít mà bị thui chột.

Nhưng cây nhãn đâu có chịu thua. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi. Bằng hạt ngô. Rồi bằng hòn bi. Tròn. Và đều, chắc.

Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự. Lũ bọ xít chưa buông tha đâu. Chúng đã lớn bằng đầu ngón tay cái, sạm mốc như quả ô mai trắng những muối, vè vè bay đi châm hút các trái nhãn chín và sửa soạn để lại những lứa trứng độc hại cho mùa sau.

Một hôm, đang chơi dưới gốc nhãn, tôi nghe tiếng cánh bọ xít đập rè rè. Ô, một chú bọ ngựa đang kẹp chặt cổ một thằng bọ xít, dùng lưỡi kiếm của mình chém mạnh. Xong việc, bọ ngựa đứng lắc lư một lát rồi lặng lẽ ra đi.

Cây phượng bên đường đã tắt những chùm hoa đỏ tươi. Tiếng ve cũng đã im bặt từ lúc nào. Đã tới ngày hái nhãn. Tôi bỗng trông thấy ở cành này cành kia còn dính lại những cái xác hình bọ ngựa trăng trắng, như các cỡ áo từ nhỏ đến lớn mà chú bọ ngựa kia đã cởi ra gửi lại trên cây. Ôi, anh bạn bọ ngựa yêu quý của tôi! Bạn đã mấy lần lột xác để lớn nhanh, lớn thi với đám bọ xít, để góp sức đuổi diệt chúng, bảo vệ những chùm nhăn ngọt ngon.

Từ đó, mỗi lần ăn nhãn, tôi lại nhớ đến những cái áo của hiệp sĩ bọ ngựa nhỏ nhoi, trắng nhẹ, gửi lại trên cây nhãn ngồn ngộn những quả ngon lành.

Kỉ Xương học bắn

Cam Thằng là nhà thiện xạ thời cổ. Phi Vệ học nghề bắn cung của Cam Thằng, sau giỏi hơn cả thầy.

Làm Pla-ti-ni đến cùng

Hưng và Trang là hai anh em nhưng trông suýt soát nhau, vì Hưng hơn Trang có một tuổi. Hai anh em cũng rất mê bóng đá. Các buổi tường thuật bóng đá trên truyền hình, hai anh em không bỏ qua một buổi nào.

Lời nói có phép lạ

Một cụ già tóc trắng như cước ngồi trên chiếc ghế dài ngoài vườn hoa. Cụ hỏi bé Pavlik vừa đi tới: Hình như cậu đang có điều gì buồn bực?

Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội.

Hội thề Đông Quan

Năm 1427, sau hàng loạt chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn tiến về thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay). Tướng giặc Vương Thông đóng chặt cửa thành chờ cứu viện.

Người y tá của Ta Ta

Sớm hôm ấy, có một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn đến gặp người gác cổng bệnh viện, xin vào thăm bố. Cậu bé đến từ một làng ở ven Na-pô-li. Bố cậu năm trước sang Pháp để kiếm việc làm nay mới trở về.

Chú vịt bầu

Nhìn thân hình gầy guộc của mẹ, Mai muốn ứa nước mắt. Em biết mẹ nói thoái đi như thế cho mình yên tâm chứ không thuốc men thì làm sao khỏi bệnh được.

Đất quý, đất yêu

Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.