Thầy giáo dạy vẽ

Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

Tuần trước, vào một buổi tôi, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – hoạ sĩ và Hiền – kĩ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:

– Cậu có nhớ thầy Bản không?

– Nhớ chứ ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?

– Đúng rồi, thầy mới mất hôm đầu tháng. Mình có đến dự đám tang, nhưng không kịp dến báo cho các cậu. Thầy về hưu đã lâu; những năm cuối, thầy yếu mệt nhiều, vẫn ở trên căn gác xép với một cô cháu gái…

Tôi sững sờ nhớ lại hình ảnh của thầy Bản. Đã lâu lắm tôi không gặp lại thầy, trừ một lần, đạp xe qua phố, tôi thấy thầy đứng xếp hàng trước một quầy hàng dầu hoả. Nếu gặp, chắc thầy cũng không nhận ra tôi: Thầy dạy nhiều lớp, nhiều học trò, và môn hoạ một tuần chỉ có một tiết.

Hổi ấy, thầy bao nhiêu tuổi, tôi không rõ. Chỉ biết thầy dạy học đã lâu, nhiều cô giáo, thầy giáo trong trường từng là học trò của thầy.

Thầy ăn mặc theo kiểu của trí thức thời trước: Bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiêc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ. Thầy thường đội mũ nồi, bộ râu mép rậm lấm tấm bạc, đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.

Thầy luôn đăm chiêu, nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng chúng tôi. Cũng chang bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kê cả những hôm thầy yếu mệt, giọng run run.

Các cô giáo, thầy giáo trong trường kể rằng thầy là một trong những hoạ sĩ học khoá đầu tiên Trường Cao đắng Mĩ thuật Đông Dương. Bạn học của thầy, hầu hết đều đã trở thành những hoạ sĩ có tên tuổi, có người nổi tiếng ở cả nước ngoài. Riêng thầy Bản chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình thường ở một trường cấp hai.

Thầy dạy chúng tôi kẻ chừ, vẽ cái sọt giấy, lọ mực, viên gạch, thỉnh thoảng mới có một bài “vẽ tự do” cảnh chùa hoặc lao động ở vườn trường. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí : cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy, Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ. Có những lần, thầy đưa chúng tôi về nhà thầy chơi, về gian gác hẹp xếp đầy sách vở và tranh ảnh. Thầy đưa chúng tôi xem những quyển tranh của các bậc danh hoạ. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm,… Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý. Chúng tôi có đi hỏi, nhưng chẳng thấy ai biết đến hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bản.

Chẳng hiểu vì thầy không có tài hay không gặp may, tuy thầy rất yêu hội hoạ, dành hết sức lực và tiền bạc cho nó. Vợ con thầy đều đã mất từ lâu. Thầy bảo giờ đây, nguồn vui của thầy chỉ là công việc và các em học sinh. Chúng tôi đều rất quý và thương thầy. Có lần đến lớp, vẻ nghiêm trang và xúc động, thầy nói với chúng tôi :

– Ở triển lãm mĩ thuật thành phố, người ta có bày một cái tranh của tôi…

Thầy mỉm cười rụt rè khẽ nói thêm:

– Các em đến xem thử…

Chiều hôm ây, mấy đứa chúng tôi – trong đó có Châu và Hiền – rủ nhau đến phòng triển lãm. Trong gian phòng chan hoà ánh sáng, bức tranh của thầy Bản treo ở một góc. So với những bức tranh to lớn trang trọng khác, bức tranh của thầy thật bé nhỏ trong một chiếc khung cũ. Bức tranh vẽ rất cẩn thận một lọ hoa cục, mấy quả càm, những cánh hoa vàng rơi trên mặt bàn… Mọi người đi lướt qua, chang ai để ý tới bức tranh của thầy. Chúng tôi ngồi xuống cạnh bàn dùng đê ghi cảm tưởng của người xem : chẳng thấy ý kiến nào khen ngợi hoặc nhắc đến bức tĩnh vật của thầy giáo chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi thấy thầy Bản cũng đến, thầy đi lại trong phòng triển lãm, nhìn người xem rồi lại nhìn về bức tranh của mình, bồn chồn, hồi hộp. Rồi sau cảm thấy đứng mãi ở đây không tiện, thầy lại lóc cóc ra lấy xe đạp, đạp đi.

Càng thương thầy, chúng tôi càng giận những người xem vô cùng. Nảy ra một ý, chúng tôi bàn khẽ với nhau, rồi mở quyển sổ ghi cảm tưởng, chúng tôi thay nhau viết:

Trong phòng triển lãm này, chúng tôi rất thích bức tranh của ho ạ sĩ Nguyễn Thừa Bẩn !

Bức tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Nguyễn Thừa Bẳn rất đẹp. Hoạ sĩ là một người có tài năng vả cần cù lao động. Kính chúc hoạ sĩ mạnh khoẻ…

Rồi chúng tôi kí những cái tên giả dưới các ý kiến đó. Ngoài mây đứa chúng tôi, không ai biết việc này.

Vài hôm sau, thầy Bản đến lớp. Bối rối vì cảm động, thầy báo tin:

– Các em ạ… Bức tranh ở triển lãm của tôi… cũng được một sô’ người thích… Họ có ghi cảm tưởng… Ban tổ chức có đưa cho tôi đọc… tôi có ghi lại…

Thầy húng hắng ho, rồi nói thêm, vẻ ân hận:

– Bức tranh ấy tôi vẽ chưa được vừa ý… Nếu vẽ lại, tôi sẽ sửa chữa nhiều…

Thương thầy quá, chúng tôi suýt oà lên khóc. Thầy không chỉ làm cho chúng tôi yêu hội hoạ, thầy còn là một tấm gương về sự cần cù, lòng trong sạch, tình yêu thương trân trọng với công việc bình thường của mình. Thầy không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng như các bạn của thầy, nhưng đối với chúng tôi, hình ảnh hiền hậu khiêm nhườngcủa thầy đáng quý trọng biết bao.

Có lẽ đến phút cuối của cuộc đời, thầy cũng không biết rằng chính chúng tôi – những học trò nhỏ của thầy – đã viết vào quyển vở cảm tưởng trong kì triển lãm ấy.

Bây giờ, thầy Bản không còn nữa !

Tôi ấy, ngồi với nhau, chúng tôi nhắc nhiều và nhớ nhiều đến thầy…

Thưa thầy giáo dạy vẽ kính yêu !

Viết những dòng này, chúng em muôn xin thầy tha lỗi cho chúng em, và muôn lần nữa được thưa với thầy rằng chúng em biết ơn thầy, mãi mãi biết ơn thầy…

 

Ý nghĩa

Người thầy giáo dạy vẽ tuy không có những bức tranh nổi tiếng nhưng luôn tận tuy với công việc và sông hiền hậu, khiêm nhường cũng là người rất đáng kính trọng. Hình ảnh thầy trong tâm trí học trò chính là bức tranh đẹp nhát vì bức tranh ấy chứa đựng tình cảm yêu thương và lòng biết ơn sâu nặng.

Con vẹt nghèo

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.

Cá chuối con

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng, cái chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre.

Người thợ săn và con dê núi

Đã ba lần ông Bỉnh nhìn thấy con dê núi. Lần thứ nhất vào lúc sẩm tối. Ông vừa lội qua con suối, chợt nghe thấy tiếng động ông vội ngước lên...

Đôi bạn

Làng Mèo Tà Pình và làng Mán Động Hía thù nhau từ đời này qua đời khác chỉ vì cái chuyện giữa nhà thống lí Mèo và nhà vua Mán.

Đi tìm bạn

Thỏ Xám và Nhím Xù là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Những buổi sáng mùa hè, hai bạn rủ nhau là bờ suối hái hoa, đào củ. Những buổi tối mùa thu hai bạn kéo nhau ra bãi cỏ nô đùa dưới ánh trăng.

Làm việc thật là vui

Quanh ta, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Con gà trống gáy vang ò … ó … o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Chim sâu xử án

Chim Sẻ kiện Chim Khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Khắp vườn cây nhớn nhác cả lên.