Cá Rô Ron không vâng lời mẹ

“Con người có cái cần câu. Đầu cần câu buộc sợi dây cước. Đầu sợi dây cước buộc lưỡi câu. Lưỡi câu mắc con mồi ngon, thả xuống nước. Con cá nào tham mồi đớp phải, người ta giật lên là chết. Để ra sức quyến rũ những con cá khờ dại bơi đến đớp mồi, con người còn dùng cám rang thơm phức ném xuống nước nơi thả lưỡi câu…”

Cá Rô mẹ đã giảng giải như thế và dặn đi dặn lại các con: “Thấy mùi thơm ở nơi nào, chớ bơi đến; thấy mồi ngon, chớ nhắm mắt nuốt mà chết”.

Chiều hôm ấy, một con cá Rô Ron hay bơi xa mẹ đang bơi nhởn nhơ, tự nhiên ngửi thấy mùi thơm ở góc ao. Đúng mùi cám rang rồi! Nhớ lời mẹ “thấy mùi thơm ở nơi nào chớ bơi đến”, nó định bơi lảng ra xa. Nhưng chao ôi! Thơm quá thể! Rô Ron nghĩ bụng: mẹ chỉ lo xa thôi, điều cốt yếu là không đớp mồi còn mùi thơm, ta cứ ngửi, việc quái gì.

Thế là  con cá Rô Ron chủ quan bỏ lời mẹ dặn ngoài tai. Nó bơi đến góc ao, ngây ngất thưởng thức mùi thơm.

Nó chợt nhìn thấy một khúc giun nho nhỏ. A! mồi ngon! Phải cẩn thận! Mẹ đã dặn rồi! cá Rô Ron quay đi cố không nhìn lại khúc giun. Nó yên lặng hít mùi thơm. Một lúc sau, nó không thể không quay lại. Chao ôi! Khúc giun mới ngon làm sao!

Ồ, mẹ còn dặn thế nào nhỉ? Như một học sinh học vẹt, nó lẩm bẩm: “Thấy mồi ngon, chớ nhắm mắt nuốt mà chết”. Hay lắm, thế nghĩa là mồi ngon, mở mắt nuốt sẽ chả việc gì. Con cá Rô Ron tham mồi cố tình hiểu sai lời mẹ dặn.

Mở to hai mắt, nó bởi đến, há mồm đớp khúc giun. Bỗng mồm nó đau nhói. “Vút”, nó bị giật lên khỏi mặt nước. Mới giãy giãy được mấy cái, cá Rô Ron đã nằm gọn trong tay một chú bé con. Chú bé tháo lưỡi câu.

May sao, chú tuột tay Rô Ron rơi tõm xuống nước. Thật hút chết.

Gặp mẹ, Rô Ron chẳng dám nói một lời. Phải đến hôm sau, nó mới thú nhận tất cả với mẹ.

Nghe rõ đầu đuôi câu chuyện Rô Ron kể, trầm ngâm một lúc, Rô mẹ tập trung cả đàn con lại nhắc:

– Các con ạ, ngay cả cá sấu, cá mập, những ông vua, bà chúa trên biển cả, tham mồi còn mắc cả tai họa nữa là các con. Các con ơi, phải tỉnh táo mới nhận thấy cái lưỡi câu nguy hiểm ẩn trong miếng mồi ngon hấp dẫn. Nhưng nếu các con tham mồi thì tỉnh táo làm sao được…

Giọng Rô mẹ chợt nghẹn lại như bị hụt hơi, Rô mẹ không nói được hết lời.

Rô Ron cúi đầu không nói gì. Nó tự nhủ với bản thân lần sau không dám quên lời mẹ dặn nữa.

Người con gái hiếu thảo

Một bà mẹ sinh được bảy cô con gái. Một dạo bà đi thăm cậu con trại ở xa. Một tuần lễ sau, bà trở về nhà. Mới bước chân vào nhà, bà đã nghe các con gái lần lượt nói lên nỗi mong nhớ của mình...

Quy định rõ ràng

Một lần, Thị trưởng của một thành phố nước Pháp đã sa thải người thư kí vì anh ta thảo một lệnh không rõ ràng và vì sai lầm ấy, ngài thị trưởng đã gặp một số phiền phức. Ngài không chịu nghe những lời giải thích hoặc biện hộ.

Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu.

Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó...

Bông sen trong giếng ngọc

Ngày xưa, cách đây gần bảy trăm năm, có cậu bé Mạc Đĩnh chi con nhà nghèo, người đen đủi xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào Mạc Đĩnh Chi cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ: Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Xã tắc quý hơn ngôi báu

Một ngày mùa thu năm Canh Thìn (980), bầu trời Hoa Lư trong vắt. Nắng vàng trải mênh mang trên núi rừng. Hoàng cung Hoa Lư trang nghiêm hôm nay được canh phòng nghiêm ngặt hơn.

Quả táo của Bác Hồ

Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...