Bàn tay thơm

Kem ngon quá, vừa ngọt vừa thơm. Gấu con đã ăn hết cả chiếc kem rồi mà vẫn còn liếm láp quanh miệng mình. Trên miệng hết vị ngọt rồi, nhưng ở bàn tay thì vẫn còn. Lúc nãy ăn kem, có rất nhiều sữa chảy xuống tay của Gấu con. Nó không nỡ rửa tay, vừa ngửi thấy mùi thơm tỏa ra từ tay mình, Gấu con đã vội vàng liếm lấy liếm để.

Sau đó, Gấu con và Sói con đi chơi, chúng nghịch đất đá khiến bụi bẩn bám đầy vào tay, tuy tay bị bẩn rồi, không thể liếm được nữa, nhưng mùi thơm của kem thì vẫn còn, thế là Gấu con lại không nỡ rửa tay.

Gấu con nhóm bếp giúp mẹ, nó cầm một cục than bỏ vào lò. A, bàn tay bị dính bụi than đen sì rồi! Gấu con đưa tay lên mũi ngửi, mùi thơm của sữa vẫn còn phảng phất, thế là nó lại không rửa tay nữa.

Gấu con quệt tay lên bức tường trắng, trên tường liền xuất hiện một bàn tay nhỏ đen sì nhem nhuốc. Gấu con chống tay xuống ghế sô-pha, sô-pha cũng bị bẩn luôn; Gấu con ôm búp bê, mặt của búp bê liền xuất hiện một “bông hoa” xấu xí!

Búp bê soi gương, nhìn thấy mặt mình bị bẩn thì buồn bã khóc nức nở. Gấu con biết lỗi, vội vàng nói: “Đừng khóc, đừng khóc! Tôi rửa mặt cho bạn nhé!”

Gấu con vặn vòi nước, thò bàn tay bẩn vào. “Rào rào rào…” trước hết là rửa qua bằng nước, sau đó là rửa bằng xà phòng. “Rào rào rào…” bàn tay nhỏ của Gấu con đã trở nên sạch sẽ rồi kìa. Hít một cái, mùi thơm của xà phòng mới tuyệt làm sao!

Gấu con ôm búp bê lên, dùng một cái khăn bông nhẹ nhàng lau sạch vết bàn tay trên mặt búp bê.

 

Trò chuyện cùng bé

Gấu con đáng yêu quá phải không các bé! Để có thể ngửi mùi thơm của kem sữa, cho dù bàn tay đã bị bẩn thì Gấu con cũng không chịu rửa. Nhưng làm như vậy là sai rồi. Nhìn xem! Bức tường, chiếc ghế sôpha và cả khuôn mặt xinh xắn của búp bê đều bị Gấu con làm bẩn, búp bê còn khóc nhè nữa. Các bé nhớ nhé, phải rửa tay thường xuyên để giữ gìn đôi bàn tay thật sạch.

Chú Đỗ con

Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài.

Một phút

Mọi người trong gia đình đều có tính cẩn thận và quý trọng thời giờ, chỉ trừ có Mi-chi-a. Mi-chi-a bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác. Đến giờ ăn, mọi người đã ngồi vào bàn, chỉ thiếu Mi-chia-a.

Vua Lý Thái Tông đi cày

Lý Thái Tông (1000-1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời cũng rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân.

Hai bàn tay

 Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi: Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Cặp sừng và đôi chân

Mỗi ngày, Hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Pho tượng của nhà điêu khắc

Ngày xửa ngày xưa, tại thành phố nhỏ Đuyt-xen-đoóc ở nước Đức có một nhà điêu khắc nổi tiếng, tên gọi Gơ-ru-pen-lô. Tác phẩm của ông đẹp đến nỗi đức vua trị vì thời đó đã đặt nhà điêu khắc một bức chân dung...

Anh hùng Núp ở Cu-ba

Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc viết về chặng đường chiến đấu anh dũng của anh hùng Núp và đồng bào Tây Nguyên bất khuất, kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược.

Dê Đen và Dê Trắng

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc...