Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt. Đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan[1], Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng[2], khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

 

Ý nghĩa

Câu chuyện nói về chuyến thám hiểm của Ma-gien-lăng và đoàn thủy thủ. Tuy chuyến đi gặp nhiều khó khăn, hi sinh nhiều thủy thủ, chính bản thân Ma-gien-lăng cũng đã phải bỏ mạng sống của mình trước lúc trở về. Chuyến đi của cả đoàn đã để lại những phát hiện vĩ đại: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
 


[1] Ma-tan: một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.

[2] Sứ mạng: nhiệm vụ cao cả.

In chữ rời

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần...

Quả táo của ai?

Trời về cuối thu. Từ lâu cây đã rụng lá. Cây táo giữa rừng chỉ còn mỗi một quả...

Tiếng hát của Chẫu Chàng

Lớp học của cô Sẻ Nâu trên giàn mướp, bên cạnh một cái ao nhỏ. Học trò của cô nhiều lắm: Ong Bầu này, Ong Mật này, Bướm Vàng, Bướm Trắng này,… Ai cũng xinh đẹp, cũng ngoan ngoãn.

Đứa con của mẹ Vịt Bầu

Ổ trứng 10 quả của nhà Vịt Bầu vừa mới nở. Ngắm đàn con thơm tho, xinh đẹp, mịn như nhung đang nằm trong lòng Vịt mẹ cảm thấy mình chính là bà mẹ hạnh phúc nhất thế gian.

Gà nâu và Vịt xám

Gà nâu và Vịt xám là đôi bạn thân. Hàng ngày chúng ríu rít vượt sông cạn để kiếm ăn.

Ván cờ đầu xuân

Mới mười ba tuổi mà thằng Hiển đa nổi danh là một tay cao thủ cờ tướng. Thoạt đầu thằng Hiển tập chơi với anh nó ở nhà, rồi do mê cờ, nó mua thêm sách dạy đánh cờ tướng về nghiên cứu các thế “độc chiêu”.

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.

Cô chủ không biết quý tình bạn

Ngày xưa có một cô bé xinh xắn nuôi một con gà trống đẹp mã. Buổi sớm thức dậy, gà trống gáy – Ò ó o! Ò ó o! Xin chào cô chủ tí hon!

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.