Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp. Cuối năm 1945, ông già Thuyết trở về nước với một chiếc hòm gỗ, một chiếc ba toong [2] và hai con mắt chỉ còn lòng trắng. Ông đến ở nhờ nhà em gái. Bản tính ông lầm lì ít nói, đôi khi có nói chuyện cũng chỉ nói chuyện một mình và bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Những lúc ấy, đôi mắt dờ dại của ông ngó trân trân về phía trước và ông thở dài như nhớ tiếc một kỉ niệm gì xa xôi đã mất. Người trong nhà đều cho ông già là lẩm cẩm [3].

Nhưng đến năm 1946, từ hôm được nghe tin Hồ Chủ tịch sang Pháp đàm phán [4] đang trên đường về nước bằng tàu biển, thì tự nhiên tính tình ông già Thuyết bống thay đổi một cách khác thường. Ông nói, ông cười và có lúc ông lại cất tiếng hát vang những bài ca tươi sáng bằng tiếng Pháp, tiếng Anh.

Buổi sáng hôm ấy, được tin con tàu chở Bác đã về, nhân dân Hải Phòng nô nức chuẩn bị đi đón Bác. Ông già Thuyết cũng vội vã lôi ở đáy chiếc hòm gỗ ra một bộ quần áo dạ (hồi còn bên Pháp, ông thường mặc bộ này). Rồi ông xỏ tất, đi giày cẩn thận. Người nhà thấy ông mặc đồ dạ giữa lúc thời tiết đang nóng bức thì cười, càng cho ông già lẩm cẩm. Nhưng ông chỉ tủm tỉm cười và khe khẽ hát một mình.

Chiều hôm ấy, hầu như tất cả nhân dân Hải Phòng xuống đường đi đón Bác. Ông già Thuyết cũng chống gậy ra phố, hòa vào trong dòng người cuồn cuộn. Đoàn xe hơi đưa Bác về nghỉ tạm ở trường Nữ học [5], phố Ngõ Nghè, cách nhà ông già Thuyết vài trăm mét. Ông già Thuyết gọi đứa cháu bé bảo đưa ông sang gặp Hồ Chủ tịch. Đứa bé trố mắt, sửng sốt kêu lên:

– Trời ơi! Ông điên rồi sao? Ông là gì mà lại đòi sang chới với Hồ Chủ tịch?

– Ông là bạn thân ngày trước với Hồ Chủ tịch.

Ông già Thuyết điềm tĩnh trả lời, nhưng đứa bé vẫn lắc đầu quầy quậy:

– Thôi cháu lạy ông! Ông mà lại là bạn thân của Bác Hồ được!

Mặc, ông già Thuyết vẫn cứ khăng khăng đòi cháu dẫn đi. Cả nhà xúm lại ngăn thế nào cũng chẳng được, đành để cho cháu bé dắt ông đi, nhưng khuyên ông phải thay bộ quần áo dạ, nóng đến phát ngốt người bằng bộ quần áo khác. Ông trả lời:

– Ngày xưa, ở chung với Cụ Hồ, tao thường mặc bộ này.

Cháu bé dắt ông già Thuyết đến trước của trường Nữ học, rụt rè không dám vào. Hai anh bộ đội đứng gác lúc đầu có vẻ hoài nghi [6], nhưng sau khi hỏi chuyện, lại nhìn vẻ mặt hiền hậu và thái độ kiên quyết của ông già bèn bảo hai ông cháu đứng chờ rồi một anh chạy đi báo cáo. Lát sau, anh bộ đội gác chạy ra vẫy đứa bé dắt ông già vào. Vừa vào tới phòng khác, đã thấy Hồ Chủ tịch đứng ở ngưỡng cửa. Bác bước nhanh tới, nắm chặt lấy bàn tay ông già Thuyết. Bác thân mật hỏi:

– Thuyết đấy à? Lâu lắm chúng ta mới lại được gặp nhau.

Ông già Thuyết cảm động quá, lắp bắp:

– Hồ Chủ…

Nhưng Hồ Chủ tịch đã ngắt lời ông:

– Đừng xưng hô như thế. Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước.

Rồi Người xoa đầu đứa cháu và ân cần dắt ông già Thuyết vào phòng nghỉ của mình.

Nửa giờ sau, Bác lưu luyến tiễn chân ông già Thuyết – người thủy thủ năm xưa đã cùng Bác ở dưới tàu Pháp, người bạn đồng nghiệp [7] đã cùng chung sống với Bác ở một hiệu ảnh ở Paris, một quần chúng cảm tình của Đảng – Bác thân thiết nắm tay bạn, dặn dò:

– Tôi bây giờ tuy là Chủ tịch một nước nhưng chẳng qua cũng chỉ là tôi tớ của nhân dân mà thôi. Đối với anh, trước sau tôi cũng vẫn là người bạn thân. Anh nên gửi thư cho tôi luôn luôn.

 


[1] Thủy thủ: người chuyên làm công việc chèo lái hoặc điều khiển cho tàu thuyền hoạt động.

[2] Ba toong: gậy chống, uốn cong ở một đầu để cầm tay cho chắc.

[3] Lẩm cẩm: lú lẫn, hay nói và làm những điều không đúng chỗ hoặc không đúng lúc.

[4] Đàm phán: bàn bạc, trao đổi ý kiến với nhau để giải quyết những vấn đề liên quan giữa hai bên.

[5] Trường Nữ học: trường học dành riêng cho các em gái.

[6] Hoài nghi: nghi ngờ, không tin là đúng, là thật.

[7] Đồng nghiệp: người cùng làm một nghề với mình.

Đôi guốc bỏ quên

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. Ừ, quả thực đầu Việt có hâm hấp nóng. Mẹ nói với bố đi ngang qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học ngày hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.

Chú ngã có đau không?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya.

Chiếc Lá Non

Buổi sáng cuối xuân, ánh nắng tơ hồng óng ánh trải xuống khắp khu vườn. Những cô Ong áo chẽn vàng đang mải miết lấy phấn hoa. Các cô vừa làm vừa hát...

Chuyện cổ tích buồn

Sáng nào dậy sớm, Ly cũng nhìn thấy bà. Bà đang lúi húi nhặt những bông hoa sứ rụng ngay trước cổng nhà. Lưng bà còng, tóc bà bạc trắng. Hình như bà đã đến nhặt hoa ở đây từ lâu lắm, vì cây hoa sứ này còn nhiều tuổi hơn Ly gấp mấy lần.

Chú ốc sên thích đi du lịch

Dưới gốc cây ở một khu rừng nọ, có một chú Ốc sên sinh sống. Từ trước tới nay, Ốc sên chưa bao giờ đi xa cả nên nó không hề biết thế giới bên ngoài rộng lớn tới mức nào...

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội.

Đồng mười xu

Hôm ấy, mẹ Cốt bảo: Cốt, con cầm mười xu ra hiệu mua bánh mì nhé! Đi từ từ thôi kẻo vấp ngã...

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. 

Chiếc rễ đa tròn

Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống.