Gà Tơ đi học

Buổi sáng, Gà Mẹ gọi Gà Tơ:

– Con trai bé bỏng ơi, mau dậy đi học nào!

Nhưng Gà Tơ cứ nhắm tịt mắt, phụng phịu:

– Ứ ừ, con buồn ngủ lắm ! Cho con ngủ thêm một lúc nữa!

Gà Mẹ dỗ dành:

– Phải dậy đi học chứ con!

Gà Tơ đáp:

– Con biết chữ rồi mà: O tròn như quả trứng gà, phải không ạ?

Nói rồi, gà Tơ lại nhắm mắt ngủ tiếp.

Ngày nào Gà Tơ cũng đi học muộn như thế. Lúc tỉnh dậy thì các bạn Cún Bông, Vịt Xám, Mèo Tam Thể đã đi học cả. Gà Mẹ đi kiếm mồi vắng, Gà Tơ lại lang thang đi chơi, không đến lớp học.

Hôm ấy, cô Gà Mái Mơ tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. Vì Gà Tơ không đi học nên cô đã nhờ Vịt Xám mang giấy thông báo đi cắm trại về nhà cho Gà Tơ. Gà Tơ cầm tờ giấy, xoay ngược, xoay xuôi nhưng chẳng hiểu gì, chỉ thấy có rất nhiều quả trứng: quả thì có râu, quả thì đội nón, quả thì lại có móc dài. Gà Tơ nghĩ: “Ôi dào, chữ thì cũng chỉ như những quả trứng thôi! Có gì đâu mà học!” và quẳng tờ giấy đó đi.

Đến hôm đi cắm trại, cả lớp chờ mãi vẫn không thấy Gà Tơ tới. Đến khi ông Mặt Trời tỏa nắng vàng rực rỡ, cả lớp mới lên đường.

Các bạn nhỏ dựng trại bên bờ hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. Bỗng Cún Bông vểnh tai lắng nghe: hình như có tiếng ai khóc ở đâu đây… Cả lớp ùa đi tìm thì thấy Gà Tơ đang ngồi khóc thút thít bên bụi duối. Thì ra Gà Tơ đi chơi xa, bị lạc đường, không về nhà được.

Mèo Tam Thể hỏi:

– Tại sao bạn lại ở đây một mình?

Cún Bông cũng hỏi:

– Chúng tớ chờ mãi, sao cậu không đi cắm trại cùng cả lớp?

Gà Tơ đáp:

– Vì tớ… tớ không biết!

Vịt Xám nói ngay:

– Tớ đã đem giấy thông báo đi cắm trại của cô Gà Mái Mơ đến cho cậu mà!

Lúc này, Gà Tơ mới nhớ ra tờ giấy ấy. Nhưng cậu ta không biết đọc nên chẳng biết đó là tờ giấy thông báo đi cắm trại.

Gà Tơ nghĩ: “Tất cả chỉ tại mình không chịu đi học nên không biết chữ thôi!” và cảm thấy rất xấu hổ. Lúc đó, cô Gà Mái Mơ đến xoa đầu Gà Tơ, rồi nói:

– Con chịu khó đi học, rồi cũng sẽ biết đọc, biết viết như các bạn mà!

Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học thật chăm.

Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào, Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. Cậu ta còn sợ có bạn nào ngủ quên không đến lớp nên sáng nào cũng gáy “ò ó o” để gọi các bạn cùng dậy nữa.

Lời hứa của sâu róm

Lời đã nói ra, phải nhớ lấy mặc dù nó chỉ là sâu róm. Lập tức nó bò lên một cây cao, từ thân cây bò ra cành lớn, từ cành lớn bò ra cành nhỏ, từ cành nhỏ bò lên nhánh, từ nhánh bò ra lá.

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

Bà Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19-5-1810, quê ở Gia Định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung và được vua Thiệu Trị rất sủng ái.

Bác gấu đen và hai chú thỏ

Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ.

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Vua Lý Thái Tông đi cày

Lý Thái Tông (1000-1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời cũng rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân.

Dẹp tình riêng vì nghĩa lớn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300) là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc. Ông được nhân dân tôn là Thánh (Đức Thánh Trần), đời đời thờ phụng không phải chỉ vì tài năng quân sự kiệt xuất và những chiến thắng lẫy lừng

Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu.

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.