Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào.

Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cải lương. Anh nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì cụ trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng phong trào của Cụ vẫn nằm trong khuôn khổ phong kiến.

Anh thấy rất rõ và quyết định con đường nên đi.

Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành từ Trung Kỳ vào Sài Gòn và ở nhà một người bạn. Anh gặp Tư Lê, cùng một lứa tuổi, và trở thành đôi bạn thân. Một hôm, đột nhiên anh hỏi bạn:

– Anh Lê, anh có yêu nước không?

Anh Lê ngạc nhiên và đáp”

– Tất nhiên là có chứ!

– Anh có thể giữ bí mật không?

– Có!

– Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác nhau. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?

– Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

– Đây, tiền đây. – Anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay – Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?

Trước tấm lòng hăng hái của anh Thành, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ về cuộc phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vào một ngày đầu tháng 6 năm 1911, tại bến Nhà Rồng, một người thanh niên mảnh khảnh xin được làm phụ bếp trên một chiếc tàu buôn Pháp sắp về nước.

Người thanh niên đó là Nguyễn Tất Thành.

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu.

Con heo đất

Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất.

Trần Quốc Toản ra quân

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già: Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…

Tôi xin chữa bệnh cho ngài

Ô-guyn là một người chỉ thích ăn luôn miệng và ít hoạt động thân thể. Người gã béo ục ịch quá đỗi, có lúc tưởng nghẹt thở.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Gấu con bị sâu răng

Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh gatô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mồm vẫn còn ngậm kẹo...

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.

Vượt bậc

Hôm chủ nhật, bố và Nam đến nhà bác chơi. Nam có một chuyện rất thú, Nam sẽ kể cho các chị nghe. Tháng này, Nam vượt từ thứ hai mươi lên thứ tám trong lớp. Nam được cô giáo khen là học khá.

Chim và Gà

Tiếng hót dứt, đôi gà bay lên cửa sổ, gần chỗ lồng chim. Bằng giọng vừa khâm phục vừa ngượng nghịu của kẻ lần đầu làm quen thân với một nhân vật đầy tài năng...