Nhím con và ngôi nhà bí đỏ

Sau cơn mưa, Nhím con phát hiện trên bãi cỏ có một quả bí đỏ to ơi là to. Nó đi vòng quanh quả bí và sung sướng cười phá lên:

- Cuối cùng mình cũng có nhà mới rồi!

Thế rồi Nhím con đẩy quả bí đỏ đến dưới một gốc cây, khoét bỏ hết ruột và hạt của nó, sau đó còn trổ một cái cửa ra vào và cửa sổ nữa. Nó làm bậc thang, trải thảm dưới sàn và đặt mấy chậu hoa nhỏ trên bậu cửa sổ, nhìn quả bí đỏ bây giờ đã ra dáng một ngôi nhà lắm rồi.

Hôm sau, Nhím con đi mua một tấm rèm màu xanh, định treo lên cửa sổ. Đúng lúc đó, Cáo đỏ xách hai thùng sơn đến nhà Nhím con và nói:

- Bạn Nhím này, nhà của bạn đẹp thật đấy, nếu sơn thêm hai thùng sơn này lên thì chắc chắn còn đẹp hơn nữa kìa!

Hóa ra Cáo đỏ có một cửa tiệm chuyên bán đồ trang trí nội thất, nó thường vào rừng tìm kiếm khách hàng như thế này. Nhím con mở thùng sơn ra, nhìn thấy sơn màu xanh, màu đỏ bèn nghĩ bụng:

- Nếu sơn lên tường thì chắc là đẹp lắm.

Thế là Nhím con đồng ý mua hai thùng sơn của Cáo đỏ và sơn lên tường nhà mình. Nó sơn hết một lượt trong nhà, quả nhiên, ngôi nhà trở nên đẹp lung linh. Tuy nhiên, trong nhà lại bốc lên một mùi gì đó rất khó chịu. Thế nhưng khi ấy Nhím con mừng quá, không chú ý đến cái mùi kì lạ đó mà lập tức dọn vào nhà mới.

Một tuần sau, Nhím con bắt đầu bị ho và đau họng. Nó nghĩ bụng:

- Chắc là mình bị cảm lạnh rồi.

Thế là nó đóng cửa im ỉm suốt mấy ngày liền vì sợ gió lạnh lùa vào nhà.

Một tuần nữa lại trôi qua, bệnh tình của Nhím con ngày càng nặng, vừa đau đầu, chóng mặt, vừa buồn nôn. Nó buộc phải đến bệnh viện khám.

Đến bệnh viện, bác sĩ Sơn dương cũng biết Nhím con vừa chuyển sang nhà mới, liền áp ống nghe vào người nó và nói:

- Bạn bị nhiễm độc chất Phooc-man-đê-hít (Formaldehyde) rồi. Nhà mới sửa xong, không được chuyển vào ở ngay mà phải chờ một thời gian, mở hết cửa ra cho thoáng khí, nếu không sẽ bị bệnh đấy.

- Phooc-man-đê-hít sao, thưa bác sĩ? Đó là cái gì thế? - Nhím con ngạc nhiên hỏi.

- Đó là một chất khí độc tiềm tàng trong sơn.

Nói xong, bác sĩ Sơn dương khuyên Nhím con:

- Bạn cứ uống thuốc trước đã, chuyển ra khỏi nhà một thời gian sau đó mời chuyên gia Ngựa vằn đến nhà kiểm tra nồng độ Phooc-man-đê-hít nhé.

Ra khỏi bệnh viện, Nhím con lập tức gọi điện cho Ngựa vằn. Ngựa vằn mang một loại máy đặc biệt đến nhà Nhím con và đo được nồng độ Phooc-man-đê-hít cao gấp ba lần mức cho phép.

- Bạn mua phải sơn rởm rồi, đáng lẽ phải dùng loại sơn bảo vệ môi trường mới đúng chứ!

Ngựa vằn nói. Nhím con nghe thấy thế, dựng hết cả gai nhọn lên, nói:

- Thế bây giờ phải làm sao?

- Mau đi mua một ít than hoạt tính về, than hoạt tính có thể hút bớt chất độc trong nhà. Ngoài ra, bạn nên mở cửa sổ ra để thoáng khí, ba tháng sau hẵng dọn vào nhà mới nhé. Bạn còn có thể đặt một vài loại cây có khả năng hút chất độc trong nhà, ví dụ như cây lục thảo trổ hoặc cây trầu bà...

- Tôi hiểu rồi, cảm ơn anh Ngựa vằn.

Nhím con gật đầu, làm theo lời Ngựa vằn. Sau đó, Nhím con kể lại câu chuyện của mình cho các loài vật khác cùng biết, nhắc mọi người sau này sửa nhà phải đặc biệt chú ý đến điều này. Các động vật khác kể từ khi biết được sự nguy hiểm khi không khí trong nhà bị ô nhiễm thì đều không dám coi thường nữa. Từ đó, ai cần sửa nhà cũng ra chợ mua sơn thân thiện với môi trường, chứ không đến tiệm sơn của Cáo đỏ nữa.

 

Trò chuyện cùng bé

Các bạn nhỏ có biết ai sắp sửa chuyển đến nhà mới không? Các bé luôn nhớ nhé, sơn không đạt tiêu chuẩn có nồng độ Phooc-man-đê-hít vượt mức cho phép, Phooc-man-đê-hít là một chất độc, nếu thường xuyên tiếp xúc với nó thì sẽ bị bệnh đấy. Chính vì thế, nếu các bé chuyển sang nhà mới thì đừng quên nhắc bố mẹ sử dụng sơn thân thiện với môi trường đấy nhé.

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Cá chuối con

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng, cái chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre.

Cái hố bên đường

Có một bầy thú nhỏ sống cùng nhau trong khu rừng nọ. Ngày ngày chúng thường đi trên một con đường nhỏ rồi băng qua một ngã tư có chốt đèn giao thông để tới trường.

Cái trống của Sóc

Sóc có một cái trống rất to, rất đẹp. Nhưng không vì thế mà Sóc giữ trống chơi một mình. Vào những đêm sáng trăng, Sóc mang trống ra đánh. Mọi vật trong rừng chạy đến, cùng nhảy múa, ca hát theo tiếng trống nhịp nhàng...

Xã tắc quý hơn ngôi báu

Một ngày mùa thu năm Canh Thìn (980), bầu trời Hoa Lư trong vắt. Nắng vàng trải mênh mang trên núi rừng. Hoàng cung Hoa Lư trang nghiêm hôm nay được canh phòng nghiêm ngặt hơn.

Mèo con và quyển sách

Mèo con ngồi bên một hốc cây, trên tay chú là quyển sách tậo tô rất mới, rất đẹp. Mèo con ngắm nghía một lúc rồi “soạt! soạt!”, chú ta xé quyển sách.

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Chú Đỗ con

Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài.

Chuyện gấu ăn trăng

Ngày xưa, chú Cuội chưa lên sống trên cung trăng mà vẫn ở mặt đất này cùng với chúng ta. Cuội cũng có bố, có mẹ như chúng ta vậy.