Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả.

Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa, nhưng Bi trốn tuốt trong gầm giường. Bi quên béng rằng mình đang chơi trốn tìm, vì Bi đã quay sang chơi tay trắng tay đen với cục Tẩy.

Từ lâu lắm rồi cục Tẩy đã rơi vào đây. Dưới gầm giường, Tẩy chỉ có thể chơi với Bụi và Mạng Nhện thôi. Giờ đây, có Bi để chơi, Tẩy thích lắm. Khi đèn rọi tới giường, Tẩy vội xoá bóng đèn đi. Trong bóng tối, Bi lại an toàn chơi với Tẩy.

Hôm sau, thấy Ngòi Viết đi lang thang gần giường, Tẩy rủ rê:

- Lại đây chơi tay trắng tay đen nè.

Ngòi Viết ghé vô. Chơi một lúc, Ngòi Viết nói:

- Ở đây chơi vui quá!

Và Ngòi Viết ở lại gầm giường.

Ba bạn đang chơi thì đột nhiên một chiếc Giầy lấm láp bay vèo vào, cụng đầu vào bức tường, té ạch xuống cạnh Bi. Bi hỏi:

- Giầy cũng chơi trốn tìm hả?

Giầy phủi bùn đất bám đầy mình, mệt mỏi lắc đầu:

- Tôi chỉ thích chơi đá banh.

- Thế banh đâu?

- Banh bẹp dúm bẹp gió rồi.

- Sao Giầy vô đây?

- Vì cậu bé mệt quá đã hất đại tôi ra khỏi chân, rồi cậu lăn ra giường. Bây giờ cậu đang ngủ.

- Thôi thì Giầy ở đây chơi với chúng tôi vậy.

Giầy đồng ý. Và Giầy cùng với Bi, Cục Tẩy, Ngòi Viết đã chơi dưới gầm giường suốt chín mươi ngày.

Ôi, mùa hè dài mà sao mùa hè trôi qua nhanh quá! Tới ngày khai trường rồi.

Cả căn nhà bị xáo trộn tùng phèo. Bà Chổi lùa bàn tay lông lá vào mọi ngóc ngách. Cùng với rác rưởi, bụi cát, bà Chổi lôi ra nào Sách, Vở, Thước, một trái Banh bẹp dúm bẹp dó, cả Ngòi Viết, Tẩy, Bi và chiếc Giầy. Bây giờ cậu bé tung tăng đến trường, với Viết, Tẩy, Thước trong cặp, Bi trong túi quần mới tinh. Đôi Giầy bóng loáng. Thế mà suốt mùa hè, có ai tin nổi không, cậu bé chỉ đi giầy có một chân thôi!

Anh hùng Núp ở Cu-ba

Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc viết về chặng đường chiến đấu anh dũng của anh hùng Núp và đồng bào Tây Nguyên bất khuất, kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược.

Cô Chấm

Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Củ cải trắng

Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh buốt. Thỏ con không còn gì để ăn nữa, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà để tìm cái ăn.

Trần Quốc Toản ra quân

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già: Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…

Ba chú dê con

Một buổi chiều nắng gắt. Trên sườn đồi vắng vẻ, ba chú dê con rủ nhau đi ăn cỏ. Chúng chạy nhảy vui đùa, chẳng sợ gì ánh nắng tháng năm gay gắt thiêu đốt.

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Khỉ Con biết vâng lời

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy chó Thỏ đang đuổi bắt Chuồn Chuồn.

Bé và chim chích bông

Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.