Tên cướp thật - Tên cướp giả

Vào thời Tấn, có một vị quan huyện tên là Phù Dung, tư chất thông minh, tài trí hơn người khiến ai cũng trầm trồ, thán phục. Một buổi chiều nọ, có một bà lão đang trên đường về nhà thì gặp một tên cướp. Tên cướp bắt bà lão phải giao hết tiền bạc trên người cho hắn, bà lão liền hét lên kêu cứu, tên cướp sợ quá liền bỏ chạy. Những người qua đường đều dừng lại hỏi bà lão có chuyện gì xảy ra, nhưng tên cướp đã cao chạy xa bay từ lúc nào mất rồi, mọi người chỉ còn cách an ủi bà lão cho qua chuyện. Đúng lúc đó, có hai thanh niên trẻ tuổi đang lôi kéo nhau đi đến đám đông. Một người trong số đó trả lại tiền cho bà lão và chỉ người còn lại, nói:

- Hắn chính là tên cướp lúc nãy, chính tôi đã bắt được hắn.

Thế nhưng, người thanh niên còn lại tức giận nói:

- Chính tôi mới là người đuổi theo hắn, tiền cướp được đều ở trên người hắn, vậy mà hắn lại vu ngược cho tôi là kẻ cướp. Tôi phải kiện hắn lên Quan phủ! 

Hai người tranh cãi mãi, không ai chịu nhận mình là kẻ cướp. Mọi người đứng ra can ngăn và mời bà lão nọ nhận mặt xem ai mới thật là kẻ cướp. Bà lão lắc đầu nói:

- Lúc nãy ta hoảng sợ quá, mà trời lại tối nên chỉ nhìn thấy một cái bóng đen, không nhìn rõ mặt mũi của tên cướp như thế nào cả.

Mọi người đều cảm thấy bối rối, nhưng chắc chắn kẻ cướp chỉ là một trong số hai người này, hay là cứ giải cả hai lên công đường để Quan huyện xử lí thì hơn. Thế là mọi người đưa cả hai chàng thanh niên lên công đường. Sau khi hỏi rõ sự tình, Phù Dung cười và nói:

- Bây giờ hai người hãy chạy thi, người nào chạy đến Phụng Dương môn trước thì là người tốt, kẻ còn lại chính là tên cướp.

Hiệu lệnh vang lên, hai người cùng chạy. Một lúc sau, nha dịch liền bắt người chạy đến Phụng Dương Môn sau về công đường, đó chính là người đã nói rằng mình đuổi theo và bắt được tên cướp. Phù Dung tức giận quát:

- Ngươi chính là tên cướp đã lấy tiền của bà lão, có đúng không?

Người đó vội cãi:

- Tại sao ngài nói tôi là tên cướp? 

Phù Dung trả lời:

- Nếu người kia thực sự là cướp thì ngươi làm sao mà đuổi kịp hắn được cơ chứ?

Người đó đành cúi đầu nhận tội.

 

Trò chuyện cùng bé

Tướng quân Phù Dung đã dùng cách nào để bắt được tên cướp vậy? Các bé có nghĩ ra được cách nào hay hơn không? Các bé hãy thử nói xem nào!

Rô-bin-sơn ở đảo hoang

Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, con tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp. Tất cả các bạn đồng hành của anh đều chết, chỉ mình anh may mắn sông sót.

Chiếc đồng hồ

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội.

Gà Tơ đi học

Các bạn nhỏ dựng trại bên bờ hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. Bỗng Cún Bông vểnh tai lắng nghe: hình như có tiếng ai khóc ở đâu đây… Cả lớp ùa đi tìm thì thấy Gà Tơ đang ngồi khóc thút thít bên bụi duối.

Hai người bạn tốt

Một hôm, Cá Chình đang bơi lội một mình dưới đáy biển thì bỗng nhiên nhìn thấy một bông hoa rất đẹp ở trên một hòn đá phía xa, bông hoa đó có màu tím, màu xanh và cả màu vàng nữa, thật là đặc biệt...

Những đứa trẻ lười biếng

Mùa đông lạnh giá đã đến, phải ở nhà một mình, Thỏ con cảm thấy rất buồn chán. Đúng rồi, mình phải đi tìm bạn mới được - Thỏ con thầm nghĩ...

Bé Xà Bông đi đâu mất rồi?

Khỉ con ngày nào cũng leo trèo nghịch ngợm, hết sờ chỗ này lại mó chỗ kia nên mặt mũi tay chân đều lấm lem hết cả. Một hôm, Khỉ mẹ tặng cho Khỉ con một cục xà bông trong suốt rất đáng yêu. Khỉ con rất thích và gọi đó là Bé xà bông...

Quả táo của Bác Hồ

Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Anh hùng Kim Đồng

Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc...

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?