Nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ bắt đầu cho máy bay bắn phá gây tội ác ở miền Bắc.

Thiếu úy Nguyễn Viết Xuân cùng đồng đội hành quân lên miền tây Quảng Bình bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Buổi sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 đã đi vào lịch sử đối với đại đội 3 pháo cao xạ [1]. Sau hai đợt chiến đấu với máy bay địch, đại đội đã bắn tan xác một phản lực, các chiến sĩ nhanh chóng sửa công sự, sẵn sàng trên mâm pháo. Mọi khẩu pháo đều vươn nòng như nghe ngóng, đầy cảnh giác.

Một đàn máy bay địch lại ập tới, lần này chúng đến rất đông ở nhiều tầng, nhiều hướng hòng tiêu diệt trận địa. Bầu trời rung lên, như xé ra vì tiếng gầm rít của chúng. Bọn máy bay cánh quạt bay lên cao, còn bọn phản lực chia làm nhiều tốp, tốp thấp, tốp bổ nhào.

Lá cờ đỏ trong tay người chỉ huy vươn cao trong nắng, bay phần phật. Có tiếng hô:

– Chú ý! Địch bổ nhào, bắn!

Pháo ta gầm vang, cả trận địa nổ súng, khói đạn vây chặt lấy máy bay địch. Kẻ thù dọi bom tới tấp xuống trận địa, đạn rốc két [2] phóng xuống như mua, đất đá bắn tung. Một quả nổ gần công sự [3], chiến sĩ trong khẩu đội bị hơi bom hất văng người ra khỏi mâm pháo. Một khẩu pháo bị trúng đạn, lửa cháy rừng rực, khói đen cuồn cuộn bốc cao. Tiếng súng của của ta thưa đi.

Nhằm thẳng quân thù bắn

Vào giờ phút ác liệt đó, bỗng vang lên lời kêu gọi của chính trị viên Nguyễn Viết Xuân:

– Các đồng chí! Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Tiếng anh truyền đi, cả trận địa như được tiếp thêm sức mạnh. Một số pháo thủ bị thương đã vùng dậy, đứng vững ở vị trí chiến đấu. Trong tiếng gầm rú, bắn phá của máy bay, cả trận địa vẫn nghe thấy tiếng báo cự li rành rọt, rõ ràng của các chiến sĩ quan trắc [4]. Các pháo thủ đã bằng những động tác kỹ thuật nhanh gọn, chính xác, bình tĩnh chờ cho chúng lao xuống thật thấp, pháo ta mới nổ giòn giã. Một phản lực bị trúng đạn, chòng chành, rồi rơi về phía nam.

Trong màn khói lửa, bom đạn nổ liên hồi, Nguyễn Viết Xuân lao vào dập tắt đám cháy ở khẩu đội bị trúng đạn, cùng các chiến sĩ sửa sang công sự, săn sóc pháo thủ bị thương. Khi anh quay về hầm chỉ huy, chưa kịp bước chân vào hầm, anh đã bị đạn địch bắn nát đùi bên phải. Anh nén đau, không kêu một tiếng, mặt anh tái nhợt, gượng đứng thẳng nhưng lại lảo đảo ngã xuống. Các chiến sĩ chạy đến bên người chính trị viên, định khiêng anh vào bệnh viện, nhưng anh đã hy sinh.

Lúc ấy các khẩu pháo vẫn ầm ầm nhả đạn, phóng lên những luồng đạn rất căng như những đường lê đâm thẳng vào kẻ thù. Một chiếc phản lục nữa đã phải đền tội ác, phun khói đen thành vệt dài, bốc lửa, lao xuống núi, nôt tan xác. Các chiếc khác trút bừa bom đạn tháo chạy.

Anh Nguyễn Viết Xuân không còn nữa, nhưng lời kêu gọi của anh đã được Bộ tư lệnh phòng không phổ biến đến từng chiến sĩ bắn máy bay, trở thành khẩu lệnh tấn công: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!“. Khẩu lệnh đó và những tấm gương chiến đấu dũng cảm của đại đội 3 pháo cao xạ của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân đã làm rung động hàng vạn trái tim, cổ vũ tinh thần chiến đấu các chiến sĩ phòng không, góp phần to lớn trong sự nghiệp đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ.

 

Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, người làng Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm lên 7 tuổi anh đã phải đi giúp việc trong thời gia dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi anh đã đi từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do, rồi xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11/1952, lúc đầu anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào anh cũng luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc xâm lược, bảo vệ tổ quốc, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân được biết đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!".


[1] Pháo cao xạ: Loại súng lớn có nòng dài, dùng để bắn máy bay.

[2] Rốc két: một loại tên lửa nỏ.

[3] Công sự: Ụ đất được đắp cao, quây quanh khẩu pháo.

[4] Quan trắc: theo dõi phương, độ cao máy bay, báo cho người bắn biết.

Cả nhà đều làm việc

Cả nhà ai cũng làm việc. Này nhé, anh Trâu to lớn theo bố đi cày. Chị Đòn Gánh dẻo dai thì giúp mẹ gánh mạ ra đồng. Đến ông MặtTrời cũng làm việc. 

Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ!

Khướu là một cậu học sinh lém lỉnh. Trong lớp, lẽ ra ngồi nghe cô giáo giảng bài và chăm chú theo dõi cô viết trên bảng thì cậu bé hết quay sang bên phải lại xoay sang trai ba hoa chuyện trò với bạn.

Chuyện cổ tích buồn

Sáng nào dậy sớm, Ly cũng nhìn thấy bà. Bà đang lúi húi nhặt những bông hoa sứ rụng ngay trước cổng nhà. Lưng bà còng, tóc bà bạc trắng. Hình như bà đã đến nhặt hoa ở đây từ lâu lắm, vì cây hoa sứ này còn nhiều tuổi hơn Ly gấp mấy lần.

Chiếc dao nóng nảy

Mi-chi-a cầm dao gọt một chiếc gậy, nhưng gọt một chốc, cậu quẳng gậy xuống đất. Chiếc gậy cong queo, sần sùi, trông thật xấu.

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Bác gấu đen và hai chú thỏ

Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Vẽ trứng

Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.