Giai thoại về bản xô-nát Ánh trăng

Gần 200 năm trước đây, nằm bên bờ sông Ranh, miền tây nước Đức, có một thị trấn bé nhỏ và nghèo nàn. Đó là thành phố Bon ngày nay, quê hương của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven.

Tôi hôm đó, có một người đàn ông đang dạo bước. Từ căn nhà nhỏ cuối ngõ, ông bỗng nghe thấy vọng ra tiếng đàn pi-a-nô ấm áp, toả vào không gian tĩnh mịch. Âm điệu quý phái kia vang lên giữa một nơi tối tăm khiến ông chú ý. Ông đến bên cửa sổ ngôi nhà và lắng nghe. Giai điệu đang ngân bỗng vấp, một nốt chói lên, tiếng đàn ngừng bặt. Có tiếng nói yếu ớt của một người con gái:

– Đoạn này khó quá. Con lại đánh hỏng rồi. Ước gì con được nghe Bét-tô-ven đàn, chỉ một lần thôi…

Một giọng đàn ông trìu mến đáp lại:

– Dạo này Bét-tô-ven đang biểu diễn ở đây. Nếu qua được cơn túng quẫn này, cha sẽ mua vé để con đi xem một buổi.

Tiếng người đàn ông xen lẫn tiếng thỏ dài:

– Dạo này làm ăn khó quá, con cố chờ, dịp may rồi sẽ đến.

– Cha ạ, con chỉ mơ ước thế thôi, cha đừng bận lòng. – Tiếng cô gái nghẹn ngào.

Rồi lại yên lặng…

Người đàn ông đứng bên cửa sổ đã nghe hết mọi chuyện. Ông bước đến gần cửa ra vào, gõ cửa.

Trong căn nhà tối tăm, chỉ có một ngọn nến leo lét. Một người đàn ông bước ra, hỏi:

– Thưa… ngài là ai, chẳng hay có việc gì?

Chủ nhà dáng cao lớn nhưng xanh xao. Bên ông ta là những chiếc dùi, những mảnh da lớn nhỏ. Chắc ông là thợ khâu giày.

Khách cảm thấy lúng túng:

– Tôi là… nhạc sĩ, qua đây nghe tiếng đàn pi-a-nô, xin vào dạo chơi một bài để gia đình thưởng thức.

Chủ nhà buồn rầu:

– Thật hân hạnh cho chúng tôi, nhưng gia cảnh nghèo khó, chúng tôi biết lấy gì tạ ơn ngài. – Chủ nhà ngỡ khách là một nhạc sĩ nghèo, đánh đàn kiếm sống.

Khách vội đáp:

– Tôi không cần gì. Chỉ xin dạo một bản đàn chơi thôi.

– Thực may mắn! Vậy xin mời ngài!

Lúc ấy, người thiếu nữ quay mặt ra. Khách ngạc nhiên: trên gương mặt non trẻ của cô gái, ánh sáng đôi mắt không còn nữa. Thì ra, đó là một cô gái mù, con gái người thợ giày, chủ căn nhà lụp xụp này.

Nhạc sĩ đứng lặng, rồi hỏi:

– Xin phép hỏi cô, sao cô kém mắt mà vẫn tập được bản nhạc khó như vừa rồi?

– Thưa, trước nhà tôi là một lâu đài, có một nữ công tước hay đàn bản nhạc này nên tôi nhớ và đánh lại.

Không đợi mời, khách lạ bước đến bên đàn và dạo những âm thanh êm dịu. Các ngón tay ông lướt trên những phím đàn trắng muốt thả vào không gian những nốt nhạc lấp lánh… Người biểu diễn say sưa, hai thính giả cũng say sưa. Bản đàn ngợi ca những tình cảm cao đẹp của con người.

Tiếng đàn vừa dứt, một ngọn gió thoảng làm cây nến lung lay rồi vụt tắt. Lúc đó, mặt trăng ló ra khỏi đám mây, ánh trăng tràn ngập căn phòng.

Chủ nhà như bừng tỉnh, vội hỏi:

– Xin ngài cho biết quý danh.

Làm như không nghe thây câu hỏi, khách lại ngồi xuống đàn, cảm hứng dào dạt. Chiếc đàn vang lên bản xô-nát giọng pha trưởng, bản nhạc cô gái tập lúc nãy.

Vô cùng ngạc nhiên, vui sướng, hai cha con cô gái cùng kêu lên:

– Trời ơi… ngài chính là…

– Vâng!

Đó chính là Bét-tô-ven. Ông đã từng biểu diễn ở khắp châu Âu và được hoan nghênh nhiệt liệt nhưng chưa bao giờ ông có được cảm xúc mạnh mẽ, thanh cao như lúc này.

Bét-tô-ven đứng dậy định ra về. Hai cha con thiết tha mời ông ở lại.

Nhạc sĩ lại ngồi xuống đánh một bản đàn tuỳ hứng dưới ánh trăng tràn ngập. Âm thanh tuôn chảy dào dạt. Giai điệu êm nhẹ như những dải mây bạc, lúc toả rộng bao la như biên cả, lúc như mặt trăng nhô lên từ dưới mặt biên rực rỡ. Ánh sáng kì diệu lan toả trên bờ cát trắng tinh như muôn ngàn viên kim cương. Ánh sáng chạy đến những miền rừng rậm hoang vu, toả ra những cánh đồng phì nhiêu, nô đùa trên sóng nước lăn tăn… Rồi nét nhạc chuyên sang nhịp nhàng, mờ ảo như vũ khúc của các nàng tiên trong thần thoại. Nhạc điệu tuôn trào theo cảm xúc tràn trề, dồn dập. Phím đàn líu lại như không diễn tả kịp những tình cảm đẹp đẽ, phong phú, nghe như ngàn vạn tiếng reo, tiếng sóng vỗ ngợi ca những gì đẹp đẽ nhất.

Ngay đêm đó, bản nhạc được nhạc sĩ thiên tài ghi lại. Một tuyệt tác âm nhạc đã ra đời. Đó chính lầ bản xô-nát số 14 còn gọi là xô-nát Ánh trăng.

Mèo con không biết vâng lời

Đó là một con mèo tam thể rất đẹp, nhưng cũng rất bướng, không biết nghe lời. Nó còn nhỏ, không biết mẹ nó là ai, chỉ biết cô bé gái thường ôm vuốt ve nó và không bao giờ mắng nó cả.

Bàn tay mẹ

Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Bình rất thích áp hai bàn tay của mẹ vào má. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích.

Mèo Vàng thi hát

Cứ đến kỳ ông trăng trở lại trên bầu trời, như chiếc đĩa bằng bạc xinh xẻo, tỏa ánh sáng mát dịu trên làng mạc, cây cỏ, thì các con vật trong làng lại rủ nhau ra gốc đa thi hát.

Đôi cánh của ngựa trắng

Ngày xưa khi chưa trở về ở với người, ngựa họp thành đàn ởgần rừng. Trên những bãi cỏ xanh rờn, các chú ngựa non tha hồ chạy nhảy, ngày này qua ngày khác.

Hội thề Đông Quan

Năm 1427, sau hàng loạt chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn tiến về thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay). Tướng giặc Vương Thông đóng chặt cửa thành chờ cứu viện.

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em của ông là giáo viên trường làng.

Thư gửi các học sinh

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi.

Một giấc mơ

Có một cậu bé rất lười rửa mặt, tắm gội. Mẹ cậu rất buồn vì mỗi lần mẹ gọi ra rửa mặt hay gội đầu, tắm giặt là cậu lại đáp: “Con không rửa mặt đâu! Không tắm gội đâu!”.