Người thầy của tuổi thơ

Hồi mười một tuổi, tôi vẫn gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo mướp nhỏ, ốm yếu.

Con mèo vốn không thích lũ chuột và gián, lại cũng chẳng ưa gì mấy chú thằn lằn đuôi dài lúc nào cũng chắt lưỡi tiếc rẻ một điều gì đấy. Nó hay nằm lim dim ngoài sân để sưởi nắng và cũng để rình bắt lũ thằn lằn luôn thập thò trên bức tường cạnh nhà bếp. Lần đầu tiên, khi phóng đôi chân ốm yếu đê vượt qua một độ cao quá sức, nơi con thằn lằn trắng, mập mạp đang nghiêng đầu ngó nó, con mèo trượt ngã một cú nặng, phải nằm thở dốc.

Tôi thương nó quá, vội chạy đến ôm nó vào lòng. Không ngờ… nó vùng khỏi tay tôi, kêu lên một tiếng “meo” giận dỗi rồi phóng mình lên cao một lần nữa, lần nữa. Cứ mỗi lần ngã là một lần nó bật kêu một tiếng “meo” đầy tức giận, rồi lại tiếp tục phóng lên. Lần cuối cùng, nó phóng lên được đúng độ cao cần đạt, nhưng con thằn lằn đã rút êm sang chỗ khác trước khi vuốt nó chạm tới. Tuy vậy, nó vẫn ngồi trên gờ tường cửa sô thông gió nơi nhà bếp, nhìn xuống tôi và kêu lên những tiếng “meo, meo…” đầy hãnh diện.

Buổi tập thể dục hôm đó, khi thầy giáo bảo tôi đặt chân lên sợi dây thừng nặng và to, thầy gửi theo một ánh mắt nhìn ái ngại. Kết quả tập thử hôm ấy, tôi không leo được quá nửa thước…

Tối ấy, tôi gần như bỏ cơm vì buồn. Thế rồi, tôi ngồi nhớ đến con mèo – con mèo con của tôi, không có ai nâng dắt, nhưng nó đã dũng cảm đối mặt với khó khăn và nhất quyết vươn mình tới đích.

Lần kiểm tra môn Thể dục leo dây sau đó hai tuần, tôi đạt điểm cao. Khi leo, tôi chỉ nhìn ngang. Thế nên, giữa sợi dây với tôi và mức đến không còn thứ khoảng cách thấp cao, lúc nào tôi cũng “đồng hành” với nó… Vậy là mười một tuổi, tôi đã hiểu thế nào là cái đích muốn đến và sự quyết tâm.

Lớn lên, tôi không bao giờ ngồi đếm những thất bại của mình (bởi vì chúng nhiều quá) mà chỉ ngồi nhớ lại bài học thấm thìa và quý giá con mèo nhỏ đã dạy cho tôi.

Nếu một ngày nào đó tôi trở thành một người cha, tôi cũng sẽ tặng cho con tôi một con mèo nhỏ dễ thương, đê làm một “người thầy của tuổi thơ”…

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Bàn chân kì diệu

Một buổi sáng, trời đẹp, cô giáo Cương đến lớp sớm. Cô đang chuẩn bị để viết trước bài học vần lên bảng thì thấy một em bé thập thò ngoài cửa.

Chiếc đèn lồng

Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm nhỏ tuổi rước đèn lồng làm sáng rực cả con đường. Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh.

Sẻ non và diều giấy

Sẻ non đang sập sè bay lượn. Vừa được bố mẹ cho “ra riêng” dăm hôm, sẻ ta nhìn thế giới thấy cái gì cũng đẹp, cũng lạ. Trời xanh này. Nắng vàng này. Bên dưới là cánh đồng mênh mông, rập rờn biển lúa chín vàng.

Cá Rô Ron không vâng lời mẹ

Con người có cái cần câu. Đầu cần câu buộc sợi dây cước. Đầu sợi dây cước buộc lưỡi câu. Lưỡi câu mắc con mồi ngon, thả xuống nước. Con cá nào tham mồi đớp phải, người ta giật lên là chết...

Chim Non không ngoan

Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún...

Cá chuối con

Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng, cái chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre.

Làm việc thật là vui

Quanh ta, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Con gà trống gáy vang ò … ó … o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.