Ông khổng lồ ích kỷ

Cứ sau mỗi buổi trưa, lúc ở trường ra về, bọn trẻ con thường có thói quen tới nô đùa trong khu vườn của ông Khổng lồ. Đó là một khu vườn rộng đẹp phủ đầy cỏ xanh mơn mởn. Đó đây khắp trên bãi cỏ, những bông hoa xinh đẹp mọc nom tựa sao, có mười hai cây đào mà mỗi kỳ xuân tới đều kết nụ hồng hoặc đỏ, chim chóc đậu trên cây cất tiếng hót ca êm Yi đến nỗi bọn trẻ con thường ngừng các trò chơi để lắng tai nghe. Chúng nói với nhau:

- Chúng mình ở đây sướng mê đi, nhỉ! 

Một ngày nọ, ông Khổng lồ trở về. ông đã đi thăm ông bạn Yêu tinh Coóc-nít và đã lưu lại với bạn trong bảy năm ròng. Bảy năm trôi qua, ông đã nói tất cả những gì phải nói, vì chuyện trò của ông chỉ có hạn, nên ông quyết định trở về lâu đài của mình. Lúc tới nhà, ông nom thấy bọn trẻ con đang nô đùa trong vườn.

- Chúng bay làm gì ở đây hả? - ông quát.

Tính ông thô lỗ cục cằn, và bọn trẻ con bỏ chạy tán loạn. ông nói tiếp:

- Vườn của ta là vườn của riêng ta, bất cứ ai cũng có thể hiểu như vậy. Ta không cho phép một kẻ nào, trừ ta ra, được chơi trong đó.

Rồi ông xây một bức tường cao bao quanh, cắm một cái bảng yết thị: Kẻ vi phạm sẽ bị truy tố ông là một ông Khổng lồ ích kỷ hết chỗ nói. Tội nghiệp cho bọn trẻ con, chúng chẳng có nơi nào để nô đùa cả. Chúng thử ra chơi trên đường cái, nhưng đường cái thì bụi bặm và lởm chởm những hòn đá cứng, mà chúng thì không thích như vậy. Chúng thích đi lang thang quanh bức tường cao vào những buổi tan học, và nói chuyện về khu vườn đẹp đẽ ở bên kia tường. Chúng nói với nhau:

- Hồi nào, chúng mình ở trong đó, sướng biết mấy.

Thế rồi mùa xuân tới, trên khắp vùng quê, đâu đâu cũng có chim và hoa. Riêng trong vườn của ông Khổng lồ ích kỷ vẫn còn là mùa đông. Chừng nào ở đấy không có trẻ con, thì chim chóc cũng không buồn đến ca hát, cây cối cũng quên đâm bông. Có một lần, một bông hoa xinh đẹp nhú đầu trên cỏ, nhưng khi nom thấy tấm biển cấm, nó lấy làm buồn cho tụi trẻ con, đến nỗi nó lại lẩn xuống đất rồi ngủ im lìm trong đó. Những kẻ lấy làm thích thú nhất, ấy là tuyết và sương giá. Chúng reo lên:

- Mùa xuân đã quên khu vườn này rồi. Thế là chúng mình ở đây suốt năm.

Tuyết thì phủ lên cỏ tấm áo choàng trắng rộng lớn của mình, còn sương giá quét lớp sương bạc lên cây cối. Xong xuôi, chúng mời gió bấc tới ở với chúng. Quanh mình gió quấn những tấm lông thú và ròng rã ngày đêm nó gào, nó rú khắp vườn, rồi nó hất nhào trụ ống khói xuống. Nó nói: 

- Chỗ này mê thật, chúng mình phải rủ ông bạn mưa đá tới đây chơi mới được.

Thế là mưa đá tới. Cứ ba tiếng đồng hồ mỗi ngày, nó rơi rào rào trên mái ngói của lâu đài cho tới lúc đập vỡ phần lớn các viên ngói đen, sau đó thì nó thả sức chạy xung quanh khu vườn. Nó mặc đồ xám, hơi thở của nó lạnh như băng. ông Khổng lồ ngồi trong cửa sổ nhìn ra khu vườn trắng xóa và lạnh lẽo. Ông nói:

- Mình không thể hiểu tại sao mùa xuân lại đến muộn thế này. oeớc gì thời tiết có sự thay đổi nhỉ.

Nhưng mùa xuân không bao giờ tới, mùa hạ cũng không. Mùa thu đem những quả vàng óng cho mọi khu vườn, nhưng vườn của ông Khổng lồ chẳng nhận được gì hết. Mùa thu nói:

- Lão ấy ích kỷ quá đi mất.

Bởi thế mà ở đó mãi mãi vẫn là mùa đông. Gió bấc và mưa đá, sương giá và tuyết nhảy múa tứ tung qua các lùm cây. Vào một buổi sáng, ông Khổng lồ thức dậy, lúc còn nằm trên giường, ông nghe có tiếng nhạc mê li. Tiếng nhạc ngọt ngào vọng đến tai ông, khiến ông nghĩ rằng chắc hẳn các nhạc công của nhà vua đi qua. Thật ra, đó chỉ là một chú sẻ lanh bé nhỏ đang hót bên ngoài cửa sổ, nhưng vì đã lâu lắm ông không được nghe một tiếng chim hót trong vườn cho nên ông tưởng như nghe tiếng nhạc du dương nhất trần gian. Thế rồi mưa đá ngừng nhảy múa trên đầu ông, gió bấc thôi không gào rú nữa, và qua khung cửa sổ, một mùi hương ngạt ngào bay tận tới ông.

- Có thế chứ! Mãi rồi thì mùa xuân cũng phải tới! 

Ông reo lên như vậy rồi nhảy khỏi giường nhìn ra ngoài. Ông thấy gì đây? si! Một cảnh tượng vô cùng thú vị! Qua một lỗ hổng trong tường, bọn trẻ con trườn vào vườn và chúng đang ngồi trên các cành cây, mỗi cây một đứa. Thấy bọn trẻ con đã trở lại, cây cối lấy làm vui mừng quá đỗi nên tự chúng phủ đầy hoa, đu đưa cành nhánh một cách duyên dáng phía trên đầu bọn trẻ. Chim chóc đang bay liệng qua lại và đang ríu rít thích thú; xuyên qua đám cỏ xanh, các bông hoa đang ngước nhìn lên và cười vui. Thật là một cảnh tượng xinh đẹp. Nhưng riêng ở một góc vườn, mùa đông vẫn đang làm chủ. Đó là một góc xa nhất, có một thằng bé đang đứng tại đấy. Nó bé nhỏ quá nên không với được tới các cành cây, nó đang vừa đi loay hoay quanh gốc cây vừa khóc lóc thảm thiết. Cái cây tội nghiệp đó vẫn bị sương giá và tuyết phủ đầy, gió bấc đang thổi và đang gào rú ở phía trên.

- Leo lên đi, chú bé! - cây nói và nó sa cành xuống hết sức thấp, nhưng thằng bé ấy bé quá.

Lòng ông Khổng lồ se lại khi ông nhìn ra. Ông nói:

- Mình đến là ích kỷ. Bây giờ mình mới biết cớ sao mùa xuân không chịu tới đây. Mình sẽ đặt thằng bé tội nghiệp này lên ngọn cây rồi sẽ phá đổ bức tường đi. Lúc đó vườn của mình mãi mãi sẽ là sân chơi của tụi trẻ.

Ông thật tình lấy làm đau buồn về việc ông đã làm. Thế rồi ông rón rén đi xuống cầu thang, mở cửa hết sức nhẹ nhàng và đi ra vườn. Nhưng khi bọn trẻ con nom thấy ông, chúng hoảng sợ quá nên bỏ chạy hết, và ngay lập tức mùa đông lại quay trở về khu vườn. Riêng có thằng bé là không bỏ chạy, nước mắt nó tràn trề nên nó không thấy được ông Khổng lồ đang đi tới. ông Khổng lồ rón rén tới sau lưng nó, nhẹ nhàng bế nó, rồi đặt nó lên cây. Thế là ngay lập tức cây lại đâm bông, chim chóc lại bay tới hát ca, và thằng bé dang rộng đôi cánh tay ôm ghì lấy cổ ông Khổng lồ mà hôn ông. Thấy ông Khổng lồ không còn độc ác nữa, bọn trẻ bèn quay trở lại; cùng với chúng mùa xuân lại đến.

- Bây giờ vườn là vườn của chúng mày đấy, các cháu bé ạ - ông Khổng lồ nói.

Rồi ông lấy một chiếc rìu to phá sập bức tường. Vào mười hai giờ trưa, lúc dân chúng ra chợ mua bán, họ thấy ông Khổng lồ đang chơi đùa với tụi trẻ con trong khu vườn xinh đẹp nhất mà họ chưa từng thấy. Bọn trẻ con chơi đùa suốt ngày và chiều đến, chúng tới chào ông Khổng lồ để ra về.

- Nhưng chú bạn nhỏ của các cháu đâu? - ông hỏi. - Cái chú bé mà bác đã đặt lên cây ấy mà? - ông Khổng lồ yêu nó nhất vì nó đã hôn ông.

- Chúng cháu không biết, ông ạ, - bọn trẻ con đáp, - bạn ấy đã đi rồi.

- Các cháu bảo nó cứ yên trí, ngày mai lại tới nhé!

Nhưng bọn trẻ trả lời rằng chúng chẳng biết em ấy ở đâu và trước đây chưa bao giờ thấy em. Ông Khổng lồ cảm thấy buồn vô hạn. Mỗi buổi chiều lúc tan học bọn trẻ con tới nô đùa với ông Khổng lồ, nhưng ông Khổng lồ không bao giờ còn gặp được thằng bé mà ông yêu mến. Ông Khổng lồ thân yêu ân cần với tất cả bọn trẻ, nhưng ông mong mỏi người bạn bé nhỏ đầu tiên của ông và thường nói về nó. Ông hay nhắc lại:

- Sao mà mình lại muốn gặp nó đến thế!

Năm tháng trôi qua, ông Khổng lồ ngày càng già yếu đi. Ông không thể ra ngoài dạo chơi đây đó được nữa, cho nên ông ngồi trong một chiếc ghế bành ngắm nhìn bọn trẻ con chơi và ca ngợi khu vườn của ông. Ông nói:

- Ta có nhiều hoa đẹp, nhưng những bông hoa đẹp nhất vẫn là bọn trẻ con.

Một buổi sáng mùa đông, ông nhìn ra ngoài cửa sổ lúc đang bận quần áo. Bây giờ ông không ghét mùa đông nữa, vì ông biết, đơn giản đấy chỉ là mùa xuân đang ngủ và hoa lá đang nghỉ ngơi. Đột nhiên ông giụi đôi mắt với nỗi kinh ngạc và ông nhìn, nhìn mãi. Cảnh tượng thật là kỳ diệu... Trong một góc vườn xa nhất, có một cây phủ đầy nụ hoa trắng nuột nà, cành nhánh của nó bằng vàng đeo lủng lẳng những quả bạc, còn đứa bé mà ông yêu dấu đang ngồi dưới gốc cây. Trong niềm vui sướng mênh mông, ông chạy ra khỏi nhà và đi vào vườn. Ông vội vã đi qua bãi cỏ đến gần thằng bé.

Khi ông đến sát đứa bé thì mặt ông bỗng đỏ bừng giận dữ, ông nói:

- Đứa nào cả gan dám làm em bị thương như vậy hả?

Bởi vì trên lòng bàn tay của thằng bé có hai vết đinh đóng, và hai vết đinh đóng cũng in dấu trên đôi chân nhỏ.

- Kẻ nào dám cả gan làm cháu bị thương thế? - ông Khổng lồ hét - Nói bác nghe, để bác lấy thanh kiếm to của bác giết chết hắn đi.

-Không ai cả - thằng bé trả lời - đấy là những dấu vết của tình yêu thương.

- Em là ai vậy? - ông Khổng lồ nói, một nỗi kinh hoàng lạ lùng đè nặng lên ông, ông quỳ sụp xuống trước mặt đứa bé.

Thế rồi đứa bé mỉm cười với ông Khổng lồ và nói với ông:

- Có hồi, ngươi đã để ta chơi trong vườn của ngươi. Hôm nay ngươi sẽ cùng ta tới khu vườn của ta, tới cõi thiên đường. Về buổi chiều, lúc bọn trẻ con chạy vào vườn, chúng thấy ông Khổng lồ nằm chết dưới gốc cây, mình phủ đầy những bông hoa trắng muốt.
 

Cây phượng già

Tối thứ bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lủ trẻ xóm Đông lại tụ tập ở gốc phượng già đầu xóm để nô đùa. Hơn bảy giờ, cả hội đã đủ mặt, chỉ thiếu Hùng.

Thỏ hồng chảnh chọe

Xưa thật xưa, trên hòn đảo nọ có rất nhiều động vật, chim chóc sinh sống, trong đó có gia đình nhà Thỏ Hồng. Khi Thỏ Hồng đến tuổi đi học, mẹ sắm cho Thỏ Hồng một chiếc cặp màu vàng thật xinh.

Cá vượt đẻ

Bà Ba cẩn thận xem lại đôi quang thúng, buộc chặt thùng dầu hoả, thùng nước mắm vào để quang, lắc lắc xem có bị xô nghiêng hay không. Mưa gió là việc của trời, nhưng việc kiếm cơm của các gia đình nghèo thì không ngừng được

Ông chủ cửa hàng bánh kẹo

Tại vùng Tơ-lan-păng có một cửa hàng bánh kẹo nổi tiếng của bác Phơ-lip. Không ai biết cửa hàng này có từ bao giờ, chỉ biết bác Phơ-lip đã nối tiếp nghề nghiệp của cha ông từ ba đời nay, và được nhân dân trong vùng quý mến.

Bóp nát quả cam

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa..

Những chiếc áo ấm

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong.

Bác sĩ Gõ Kiến

Bác sĩ Gõ Kiến là bạn của núi rừng. Bác sĩ đi đến đâu cũng râm ran tiếng chào hỏi.

Abraham Lincoln

Abraham Lincoln sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi Lincoln còn nhỏ, gia đình cậu rất nghèo. Không có tiền đi học, ngày ngày Lincoln phải theo cha đi khai khẩn đất hoang và trồng trọt...