Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi (1272 -1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

– Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không?

Viên quan tâu với vua:

– Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.

– Vậy khanh có cách nào khác không?

– Muôn tâu Bệ hạ! Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

– Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

– Khanh có khó nhọc giúp thì người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

– Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến – Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.

Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.

Kính lúp của Cáo con

Mấy hôm nay Hổ bị ốm nên nhờ Cáo cai quản giúp những động vật trong khu rừng. Cáo hí hửng ra mặt, nó thường xuyên đeo một cái kính lúp trước ngực và nghênh ngang đi lại trong rừng...

Một cách đếm thông minh

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả...

Anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng

Lai là một thiếu nhi nhà nghèo. Cha đau ốm, em phải đi thay cha lèn đồn làm phu phen tạp dịch cho bọn Mĩ – Ngụy.

Cái miệng của Ếch con

Có một chú Ếch con sống trong một cái ao nọ. Chú ta có một cái miệng rất rộng và bắt mồi cũng rất giỏi. Ếch con và Én con là bạn thân của nhau. Một bạn thì biết bay và có thể bắt côn trùng trên cao...

Điều không tính trước

Tôi chuẩn bị đánh nhau. Thoạt đầu tôi định lấy con dao của mẹ tôi làm vũ khí, nhưng khi sờ đến cái lưỡi thép to bản và mát lạnh của nó, tôi đâm ra sờ sợ làm sao! Con dao này mà vung lên một phát là địch thủ ngã như chơi.

Người bạn mới

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

Người gác rừng tí hon

Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng.

Đàn cá heo và bản nhạc

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Có chí thì nên

Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm!