Chú ngã có đau không?

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

– Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

– Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

– Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

– Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

 

Cái hố bên đường

Có một bầy thú nhỏ sống cùng nhau trong khu rừng nọ. Ngày ngày chúng thường đi trên một con đường nhỏ rồi băng qua một ngã tư có chốt đèn giao thông để tới trường.

Bàn tay thơm

Kem ngon quá, vừa ngọt vừa thơm. Gấu con đã ăn hết cả chiếc kem rồi mà vẫn còn liếm láp quanh miệng mình. Trên miệng hết vị ngọt rồi, nhưng ở bàn tay thì vẫn còn...

Chẳng giống nhau

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-om-ka về thăm bà ngoại. Ăn cơm xong, cả ba rời khỏi bàn...

Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước

Ở phố Ngõ Nghè (Hải Phòng) có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ, ông làm thủy thủ [1] trên nhiều tàu buôn nước ngoài, về sau ông làm công trong một hiệu ảnh bên Pháp.

Thầy giáo dạy vẽ

Tôi muốn kể với các em về thầy giáo dạy vẽ của tôi. Thầy dạy chúng tôi cách đây đã mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp 5, mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ…

Nhà bác học không ngừng học

Đác – uyn là nhà bác học nổi tiếng trên thế giới. Ông còn rất ham học. Vào một đêm giá lạnh, mọi người đã say ngủ. Con ông chợt thức giấc và thấy phòng cha vẫn còn sáng ánh đèn.

Bí quyết của Balzac

Balzac là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp sống ở thế kỉ XIX. Những tác phẩm của ông khắc họa một cách chân thực cuộc sống của từ tầng lớp vương công quý tộc đến những người dân thường nghèo khổ...

Giấc mơ của cậu bé Phun-tơn

Elô-be Phun-tơn sinh ngày 14-11-1765, tại Mĩ. Cha mất sớm, nhà nghèo, lên 9 tuổi, Phun-tơn mới được đến trường. Vì giàu trí tưởng tượng, biết kể chuyện lại biết vẽ, cậu bé được bè bạn rất quý mến.