Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người mà chỉ là đánh lên những âm thanh theo một giai điệu nhất định mà thôi. Tiếng đàn của Bá Nha thiếu đi một thứ gọi là “thần vận” nên chưa thể khiến người nghe đồng cảm. Một hôm, Thành Liên tiên sinh nói với Bá Nha:

- Sư phụ của ta tên là Phương Tử Xuân, sống ở biển Đông. Ông ấy biết cách bồi dưỡng cảm xúc của con người, ta sẽ dẫn con đến gặp ông ấy để học hỏi, nhờ đó, con có thể nâng cao khả năng của mình rất nhiều.

Thế rồi hai thầy trò chuẩn bị lương thực, thuê một con thuyền nhỏ và cùng nhau ra biển. Khi đến núi Bồng Lai trên biển Đông, Thành Liên tiên sinh nói với Bá Nha:

- Con hãy ở đây luyện đàn, để ta đi tìm sư phụ.

Nói xong, ông chèo thuyền ra xa.

Mười ngày sau, Thành Liên tiên sinh vẫn chưa quay lại. Bá Nha chờ một mình trên đảo, cảm thấy vô cùng sốt ruột, hàng ngày, ngoài luyện đàn ra thì chỉ đứng ngóng về phía xa. Trước mặt là biển xanh mênh mông, tiếng sóng vỗ ầm ầm; quay người lại nhìn là rừng cây xanh mướt, tiếng chim hót líu lo vang lên không ngừng. Những âm thanh sống động và trong trẻo của tự nhiên khiến Bá Nha cảm thấy tinh thần sảng khoái, bay bổng hẳn lên. Bỗng nhiên, Bá Nha có cảm hứng muốn gảy đàn, dồn hết tâm tư vào bản nhạc, trong một thời gian ngắn đã sáng tác được khúc Cao sơn lưu thủy nổi tiếng.

Không lâu sau, Thành Liên tiên sinh chèo thuyền tới đảo. Nghe thấy tiếng đàn đầy cảm xúc của Bá Nha, ông vô cùng sung sướng nói:

- Bây giờ con đã trở thành người chơi đàn giỏi nhất thiên hạ rồi đấy, con hãy đi đi!

Bá Nha vô cùng kinh ngạc, thì ra tiếng sóng vỗ và những chú chim chính là người thầy giỏi nhất của mình. Sau đó, Bá Nha không ngừng tích lũy kinh nghiệm sống và những trải nghiệm cảm xúc của mình để trở thành nghệ sĩ cổ cầm nổi tiếng nhất Trung Quốc.

 

Trò chuyện cùng bé

Điều gì đã giúp Bá Nha chơi đàn hay đến vậy? Đó chính là do Bá Nha đã gửi cảm xúc vào trong tiếng đàn. Chỉ có chơi đàn bằng cả trái tim thì mới có thể làm cho người nghe cảm động. Thật ra, chơi đàn hay làm bất kì việc gì khác cũng vậy, quan trọng nhất là phải có tấm lòng, có sự tận tâm thì mới có thể làm tốt được!

Đồng mười xu

Hôm ấy, mẹ Cốt bảo: Cốt, con cầm mười xu ra hiệu mua bánh mì nhé! Đi từ từ thôi kẻo vấp ngã...

Làm cách nào về dễ hơn

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Trong rừng có nấm, có quả rừng, lại có đủ các thứ chim. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì sợ lắm!

Cu Tỏn

Con rạch Cái Gia khá rộng, nước từ sông chảy vào ra cùng hai buổi lớn, ròng. Cứ mỗi năm nghỉ hè, thằng Bách lại về đây chơi suốt một tháng.

Lựa lời mà nói

Một ngày kia, một ông lão loan truyền tin đồn rằng người hàng xóm của ông là một tên trộm. Kết quả là  chàng trai trẻ hàng xóm bị cảnh sát bắt...

Chú thỏ tinh khôn

Trong khu rừng nọ có một chú thỏ, ngày kia khi nó đang thảnh thơi nằm ngủ ở dưới gốc sung. Đột nhiên có quả sung chín từ trên cây rới xuống đánh một cái bốp ngay giữa đầu.

Tai ai thính nhất?

Chim Họa Mi bèn lấy một chiếc lá sen to buộc chặt đôi tai của Thỏ lại. Rồi Họa Mi lấy một lá mía buộc chặt vào đầu Rắn, và lấy một lá cỏ buộc đầu Châu Chấu...

Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Chàng nô lệ An-rốc-cơ và sư tử

Một chàng nô lệ tên là An-rốc-cơ có một lần thoát khỏi tay chủ, bỏ trốn vào rừng sâu. Khi đang lang thang thì An-rốc-cơ bắt gặp một con sư tử đang nằm rên rỉ dưới gốc cây.