Con lợn nhỏ khôn ngoan

Ngày xưa có một con lợn nhỏ sống trong rừng rậm. Một hôm trời rét căm căm, có lão chó sói tìm đến hang, cất tiếng gọi:

– Chú lợn ơi! Chú cho ta vào nhà chú ngồi một tí cho đỡ lạnh.

Chú lợn nhỏ trả lời:

– Chẳng cho vào! Vào rồi ông ăn thịt tôi thì sao?

Sói ngọt ngào dụ dỗ:

– Không đời nào thế. Ta chẳng thèm ăn thịt chú đâu. Cứ cho ta vào ẩn một tí thôi!

Nhưng mặc sói nằn nì, lợn con vẫn không đồng ý cho sói vào nhà. Lão sói lại nói:

– Chú lợn bé thân yêu ơi! Thôi, nếu ta chui hẳn vào thìchú sợ, bây giờ cho ta để một chân vào thôi vậy, ở ngoài này lạnh quá.

Ngay lúc ấy, chú lợn nhỏ liền đặt một thùng nước lên bếp đun sôi và để sẵn một chiếc bị lớn. Một lúc sau, sói lại nằn nì:

– Chú lợn bé ơi! Chỉ để một chân vào nhà thì khó chịu quá. Chú cho ta duỗi luôn chân kia vào nhé?

Chú lợn nhỏ cũng đồng ý cho sói bỏ thêm một chận trước vào. Nhưng được một tí, lão sói lại khẩn khoản:

– Chú lợn nhỏ thân mến ơi! Cho ta để thêm một chân nữa vào nhé. Tiếc gì mà không cho?

Chú lợn ngần ngại, nhưng rồi cũng bằng lòng cho sói bỏ cái chân thứ ba vào.

Nhưng sói ta vẫn chưa vừa lòng. lão cố làm ra bộ rét mướt, run rẩy kêu gào:

– Chú lợn ơi! Ngoài này chân ta cóng mất rồi. Lạnh quá không chịu được nữa. Chú cho ta để luôn chân kia vào nhé?

Chú lợn nhỏ biết sói sắp giở quẻ [*], liền căng ngay cái bị để ở trước cửa hang và đồng ý cho sói thò chân vào. Sói ta nhảy nhày vào vồ lợn thì vừa vặn chui tọt vào cái bị.

Chú lợn thắt miệng bị lại thật chặt rồi kéo ra để ngoài trời giá lạnh. Chú lại lấy nước đun sôi sẵn trên lò ra, đến bên cái bị mà nói:

– Hừ, phen này ta mới làm lông lão sói này. Phải cảo thật sạch mới được.

Nói rồi, lợn giội nước sôi vào bị. Sói bị bỏng kêu thét ầm ĩ, nó cố cắn rách bị chui ra và cắm cổ chạy mất.


[*] Giở quẻ: thay đổi thái độ hoặc trạng thái đột ngột, theo chiều hướng xấu đi, gây khó khăn, phiền phức.  Ở đây có ý nói sói cố tình kiếm chuyện để ăn thịt lợn.

Ốc Sên giành giải đặc biệt

Cứ ba năm một lần, trong khu rừng lại tổ chức một cuộc thi chạy, cuộc thi năm nay đã là lần thứ bảy rồi đấy. Các động vật trong khu rừng đều tham gia thi chạy nên không khí cạnh tranh rất sôi nổi...

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở cuộc thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Vào nghề

Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy xinh đẹp, dũng cảm thật”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.

Niềm vui từ bát canh cải

Xem tivi thấy các chú bộ đội đảo Trường Sa trồng rau trong khay gỗ, bé Mai thích lắm nói với bố: “ Con muốn được trồng rau như các chú bộ đội”.

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Ngày vui của Bé

Cúc cúc cúc… úc… Bé vừa tròn môi gọi vừa rải nắm gạo ra sân cho bầy gà con quây tụ lại. Chỉ loáng một cái là gà mẹ đã tập hợp đàn con một cách đông đủ.

Cây đèn bị đổ

Jean Baptiste Jolly sinh ra trong một gia đình nghèo ở thủ đô Paris (Pháp). Ngay từ khi mới 13 tuổi, cậu bé Jolly đã phải tìm việc làm để phụ giúp cha mẹ. Vì tuổi còn nhỏ nên không ai muốn thuê cậu bé làm cả...

Đôi bàn tay vàng

Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 trong một gia đình thuộc hoàng tộc. Là một thanh niên đẹp trai và thông minh, được nhiều gia đình quý tộc săn đón, nhưng anh chỉ chuyên tâm học hành.

Chú mèo đánh răng

Bác Lợn mới mở cửa hàng bán bàn chải đánh răng, trước cửa có treo một biển quảng cáo rất to: “Bàn chải đánh răng chất lượng hạng nhất, một lần sạch ngay”.