Chiếc đó cá

Trời đã xế chiều, Tiến tha thẩn ra bờ mương chơi. Thấy trong người nóng bức, nó nhảy tùm xuống mương tắm. Đang vùng vẫy, chợt nó thấy lấp ló có chiếc đó [1] của ai be vào mép bờ. Tiến bơi tới gần nhấc chiếc đó cá lên. Nó sung sướng và hồi hộp khi thấy trong chiếc đó có đàn cá nhảy lách chách [2]. Trong một thoáng, nó như chợt nghĩ tới điều gì. Nhìn quanh quẩn không có ai, nó vội vã tháo nắp đó và dốc hết cá vào chiếc áo buộc túm lại, quẳng chiếc đó đi, và vụt chạy về phía chợ…

Cầm nắm tiền trong tay, Tiến hớn hở xông thẳng tới hàng kem và làm một lúc ba, bốn chiếc, hết veo số tiền bán cá. Sau đó Tiến thủng thẳng [3] về nhà.

Chiều tối, cả nhà quây quần quanh mâm cơm, trên mâm chỉ vẻn vẹn có bát canh rau và đĩa tép rang từ bữa sáng còn lại. Vừa ăn, mẹ Tiến vừa ca cẩm [4]:

– Rõ khổ, bố cu Tiến thì ốm, chiều lại hết cả tiền đi chợ, thương ông không có gì tẩm bổ [5], mang cái đó ra mương bắt con cua, con cá làm bữa tươi. Ai dè đứa nào nó ăn cắp, vứt lại cái đó trống rỗng ngoài bờ…

Nghe mẹ nói, Tiến bàng hoàng cả người, nó cắn đũa trân trân nhìn sang bố. Nó không nuốt nổi miếng cơm, hình như có cái gì đó nghẹn đắng ở cổ họng. Rồi bỗng nhiên hai dòng nước mắt của Tiến lăn tràn trên má…

 

Chú giải

[1] Đó: đồ dùng để đón bắt cá, tôm, tép, thường đan bằng tre, nứa, hình ống, có hom đậy.

[2] Lách chách: mô phỏng tiếng âm thanh phát ra nhỏ nhẹ, giống một như tiếng nước vỗ nhẹ hay tiếng chim kêu.

[3] Thủng thắng: (Phương ngữ) chậm rãi, từ từ, tỏ ra như không có gì cần phải vội vàng cả.

[4] Ca cẩm: kêu ca, phàn nàn.

[5] Tẩm bổ: làm cho cơ thể khỏe mạnh bằng thức ăn có nhiều chất bổ.

Mai Lan Phương luyện nhãn lực

Mai Lan Phương là diễn viên kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc. Thuở nhỏ, Mai Lan Phương rất yếu ớt, ông còn bị cận thị nhẹ, hai mí mắt sụp xuống, hễ ra gió là chảy nước mắt, nhìn hai mắt ông rất dại, chứ không được tinh nhanh như những đứa trẻ khác...

Món quà tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất...

Kỉ Xương học bắn

Cam Thằng là nhà thiện xạ thời cổ. Phi Vệ học nghề bắn cung của Cam Thằng, sau giỏi hơn cả thầy.

Bé Xà Bông đi đâu mất rồi?

Khỉ con ngày nào cũng leo trèo nghịch ngợm, hết sờ chỗ này lại mó chỗ kia nên mặt mũi tay chân đều lấm lem hết cả. Một hôm, Khỉ mẹ tặng cho Khỉ con một cục xà bông trong suốt rất đáng yêu. Khỉ con rất thích và gọi đó là Bé xà bông...

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.

Hai chú gấu tham ăn

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng rậm nọ chưa từng có ai đặt chân đến, có một con gấu mẹ và hai chú gấu con. Gấu mẹ đã già rồi, nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi đi kiếm ăn về nuôi hai con của mình...

Xena và Bina

Xena là một cô gái rất xinh đẹp và lương thiện, nàng có một người em gái cùng cha khác mẹ tên là Bina. Dì ghẻ và Bina thường xuyên ức hiếp Xena, nàng không thể chịu được sự ngược đãi của hai mẹ con dì ghẻ nên đã bỏ nhà ra đi...

Cái gái và bà cụ Mít

Bà cụ Mít già lụ khụ lưng còng gập xuống, tóc bạc trắng như cước, sống một mình trong cái quán nhỏ dưới gốc đa cổ thụ đầu làng. Hằng ngày cụ nâu nước chè để bán nên trong làng gọi là “quán cụ Mít”.

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã.