Cô chủ không biết quý tình bạn

Ngày xưa có một cô bé xinh xắn nuôi một con gà trống đẹp mã. Buổi sớm thức dậy, gà trống gáy:

– Ò ó o! Ò ó o! Xin chào cô chủ tí hon!

Gà trống chạy đến vui vẻ nhặt những hạt thóc trong lòng bàn tay cô bé, rồi nhảy lên bờ rào đứng. Ôi lúc này bộ lông của gà trống mới đẹp làm sao, mượt bóng như nhung to! Mào thì đỏ chót như hoa gạo nhất là khi nắng mặt trời chiếu vào. Thật là một chú gà trống đẹp tuyệt vời!

Vậy mà một hôm nhìn thấy con gà mái của bà hàng xóm, cô bé thích lắm, liền nói với bà:

– Bà đổi cho cháu con gà mái lấy con gà trống của cháu nhé!

Gà trống nghe vậy buồn thiu, cúi đầu xuống, chiếc mào rũ sang một bên. Chả làm thế nào được, cô chủ đã quyết định rồi.

Bà hàng xóm bằng lòng. Cô bé mang gà mái về. Con gà mái này có lớp lông tơ dày ấm áp. Chả có ngày nào nó quên đẻ trứng.

– Cục ta, cục tác! Chô chủ ơi, hay ăn trứng đi cho khỏe người!

Cô bé ăn trứng, ôm gà mái vào lòng vuốt ve, cho nó một nắm hạt kế và một bình nước.

Một lần khác bà hàng xóm lại mua về một con vịt. Thấy vịt, cô bé rất thích liền gạ gẫm:

– Bà đổi cho cháu con vịt nhé, cháu sẽ đưa bà con gà mái.

Gà mái nghe chuyện buồn lắm, bộ lông tơ xù ra. Còn biết sao nữa, vì cô chủ muốn thế.

Cô bé lại làm thân với con vịt. Cả hai cùng đi ra sông tắm. Cô bé bơi và con vịt bơi bên cạnh.

– Quạc! Quạc! Quạc! Cô chủ của tôi ơi! Cô đừng bơi xa, sông sâu lắm đấy!

Cô bé thích lắm, vùng vẫy bên con vịt. Lúc cô lên bờ, vịt cũng lên theo.

Thế rồi một hôm có người bà con đến chơi, dắt theo một con chó con. Cô bé rất thích, liền nói:

– Ôi, con cún tuyệt quá! Bác cho cháu nhé! Cháu sẽ biếu bác con vịt.

Vịt nghe nói liền vẫy vẫy đôi cánh và kêu toáng lên: “Quạc! Quạc! Quạc!”. Nhưng chả ích gì, cô chủ đã tóm lấy vịt và trao cho người đó.

Cô chủ vuốt ve con cún và kể lể:

– Ta có một con gà trống, ta đem đổi lấy gà mái. Rồi ta lại đổi gà mái lấy vịt. Còn lần này ta đổi vịt lấy chú mày đấy!

Chó con nghe nói vậy bèn cúp đuôi lại, chui vào dưới gầm ghế. Đêm đến, nó lấy chân cạy cửa trốn đi:

– Ta không muốn kết bạn với cô chủ này. Cô ấy không biết quý tình bạn.

Sáng hôm sau, khi hửng tỉnh dậy, cô bé chẳng còn thấy một con vật nhỏ bé nào quấn quyết bên mình nữa.

 

Trò chuyện cùng bé

Ở đời phải có bạn tốt, bạn thân để chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau. Tình bạn phải bền chặt, trước sau như một. Không được có mới, nới cũ. Người thiếu chung thủy trong tình bạn nhất định sẽ bị xa lánh, phải sống cô độc...

Bác sĩ Gõ Kiến

Bác sĩ Gõ Kiến là bạn của núi rừng. Bác sĩ đi đến đâu cũng râm ran tiếng chào hỏi.

Mèo con không biết vâng lời

Đó là một con mèo tam thể rất đẹp, nhưng cũng rất bướng, không biết nghe lời. Nó còn nhỏ, không biết mẹ nó là ai, chỉ biết cô bé gái thường ôm vuốt ve nó và không bao giờ mắng nó cả.

Avanti thông minh

Avanti nổi tiếng là một người thông minh, giỏi đối đáp. Một hôm, Avanti mở một xưởng nhuộm, Bayi muốn chơi khăm Avanti, liền đến xưởng nhuộm và nói với ông: Avanti này, nghe nói tay nghề của ông rất giỏi, ông có thể giúp tôi...

Bàn chân ông nội

Cu Sún nhìn hai bàn chân ông nội ngâm trong chậu nước ấm pha muối, nó ngạc nhiên quá đi mất. Tại sao bàn chân ông nội lại dài và to thế kia nhỉ?

Chiếc rễ đa tròn

Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống.

Vào nghề

Hè năm ấy, Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Va-li-a nghĩ: “Cô ấy xinh đẹp, dũng cảm thật”. Và em mơ ước trở thành diễn viên phi ngựa.

Edison và bà mẹ

Hôm đó, Edison vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm...

Mũi Lao Xanh trong đầm nước

Dưới gốc cây sen già trong đầm nước, Búp Sen đội bùn nhú lên. Nước sóng sánh tẩy sạch bùn nhơ để lộ một ngó sen trắng muốt. Làn mưa rào đầu hạ rắc lộp độp trên mặt đầm khiến búp nụ nôn nao.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.