Sáo, Sẻ và Chích Bông

Tổ chim

Từ thuở xa xưa, Sáo, Sẻ và Chích Bông cùng sống chung với nhau trong một khu vườn. Ba loài chim này thường cùng nhau đi, cùng đến và cùng làm ăn sinh sống với nhau. Đấy cùng là ba loài chim ở đâu cũng gặp vì chúng luôn luôn quấn quít với người. Nhìn vóc dáng và dõi theo tính nết, Chích Bông hiền lành, nhỏ bé và yếu ớt hơn cả.

Trông kìa anh Sáo: tới đâu, Sáo cũng tung tăng, mải mê bắt mồi. Bụng no rồi, Sáo nhảy nhót lên lưng Trâu, hót vang. Trâu mến chàng Sáo vui tính, thích bắt ve, bắt ruồi hộ Trâu. Sáo là anh bạn chưa thấy bóng đã nghe tiếng. Chẳng mấy ai trông thấy Sáo buồn. Sáo ít lo nghĩ đến mức chỉ khi nào mặt trời lặn, mới nhớ ra là cần phải đi ngủ. Đêm đêm, Sáo đậu lẫn vào trong ngọn cây cao, đánh một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, mở mắt ra, Sáo lại hót vang.

Ấy là Sáo.

Còn Sẻ, chị Sẻ nào cũng se sẻ xập xè trong sân, vườn nhà và chao chát trên mái ngói, mái rạ. Sẻ rất chịu khó kiếm ăn, chăm nhặt từng hạt rơi hạt rụng. Có khi Sẻ rúc cả vào ruộng lúa chưa gặt mà kiếm ăn. Tắt nắng, gặp đâu Sẻ ẩn đấy. Khi gốc rạ, lúc chân đống rơm. Tiện hơn thì tọt thu lu ngay đầu ống tre thòi ra ở mái nhà, mái bếp. Thế là giấc “khò” đến chẳng cần phải nghĩ ngợi gì cả.

Còn Chích Bông?

Chích lích tích vừa tìm bắt sâu bọ cho cây cối, vừa để ý khu vực nghỉ ngơi của mình. Nhác thấy túm bông rơi, chích nhặt. Gặp chiếc lông nhỏ, cọng rơm xơ, Chích tha về. Biết mình sức yếu, Chích chăm chỉ, chịu khó lượm lặt dần…

Tới chốn nào, Sáo cũng vượt lên trước, Sẻ cũng vút bay đi. Chỉ có Chích là lích tích, nhỏ nhẹ, quyến luyến bịn rịn với cây cành lâu nhất. Chích cẩn thận chọn nơi kín đáo, thoáng mát, đặt vào đó những sợi tơ, cọng rơm xơ mềm mại….

Tới mùa sinh nở và khi gió rét tràn về…

Sáo vội tìm những tổ chim, tổ cò bỏ trống. Có khi đấy là cái tổ của người bẫy Sáo.

Sẻ liền biến ngay ống tre, tay đòn, kẻ hở, chân đống rơm làm …nhà Sẻ.

Cũng lúc bấy giờ, chỉ có Chích là ung dung, đàng hoàng nhất. Trên cành cây, một chiếc tổ tròn ấm áp, xinh xắn đã là nhà của Chích. Nhìn chiếc tổ nhỏ này, ai cũng thấy mến yêu…

Vì thế cho nên Sáo và Sẻ là hai loài chim hay gặp tai nạn và bị bắt nhiều nhất.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?

Chú gấu Mi-sa

Mi-sa là một chú gấu bông rất dễ thương. Nhưng sáng nay, cô chủ bỗng túm lấy chú, bỏ vào nhà kho. Mi-sa tủi thân, bèn lách qua cái lỗ mèo chui rồi bỏ đi.

Chàng trai chăn trâu Chu Nguyên Chương

Chuyện kể rằng, để kết giao với anh hùng hào kiệt khắp thiên hạ và thu thập lực lượng khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương đã đóng giả thành một chàng trai chăn trâu đến Phúc Kiến. Một hôm, Chu Nguyên Chương lùa đàn trâu đến núi Linh Tú thì gặp...

Dúi con nói sai rồi

Mùa xuân đã đến với khu rừng nhỏ, các loài động vật trong rừng đều đang bận rộn trang hoàng lại nhà cửa. Dúi con cũng tất tả đi mua gỗ lát sàn nhà, mua gạch men để làm đẹp cho ngôi nhà của mình...

Mũi Lao Xanh trong đầm nước

Dưới gốc cây sen già trong đầm nước, Búp Sen đội bùn nhú lên. Nước sóng sánh tẩy sạch bùn nhơ để lộ một ngó sen trắng muốt. Làn mưa rào đầu hạ rắc lộp độp trên mặt đầm khiến búp nụ nôn nao.

Trong quán ăn "Ba cá bống"

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.

Con đã lớn thật rồi!

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi: Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.