Con chim nhỏ

Seryozha (Xi-ri-ô-gia) mừng ngày sinh của mình. Em nhận được bao nhiêu là đồ chơi: chó sói, ngựa, tranh ảnh,… Nhưng thích nhất là chiếc lưới bẫy chim của người anh họ gửi cho. Chiếc lưới ấy như thế này: ngoài cửa lưới có miếng gỗ nhỏ, rắc thức ăn lên đó rồi để ngoài sân. Hễ chim đậu vào môt thóc là miếng gỗ bật lên, lưới khép chặt lại. Seryozha mừng quá, chạy lại khoe với mẹ. Mẹ nói:

– Thứ đồ chơi ấy không tốt. Con bắt chim để làm gì? Con hành hạ chúng để làm gì?

Seryozha trả lời mẹ:

– Con sẽ nhốt chim vào lồng. Con sẽ nuôi cho chim hót.

Seryozha lấy thóc rắc lên miếng gỗ nhỏ rồi đem lưới đặt ngoài vườn. Seryozha đứng chờ, chờ mãi, chờ cho chim bay tới. Nhưng chim sợ không bay vào lưới. Seryozha để lưới đấy đi ăn trưa. Sau bữa ăn, em chạy ra nìn thì thấy lưới đã sập, một chon chim nhỏ đang giẫy giụa trong lưới. Seryozha mừng rỡ, bắt chim mang vào nhà.

– Mẹ ơi, mẹ xem này, con bắt được chim rồi, chắc là chim họa mi mẹ ạ. Úi dà, tim nó đập thình thình.

Mẹ bảo:

– Đấy là chim bạch yến. Đừng làm tội nó con ạ. Tốt hơn là con thả nó ra.

Seryozha thưa lại mẹ:

– Mẹ yên trí, con sẽ cho nó ăn, cho nó uống, con sẽ chăm sóc nó.

Seryozha nhốt chim vào lồng và trong hai ngày rắc thóc cho chim, thay nước, rửa lồng,… Đến ngày thứ ba thì cậu bé quên mất chim và không thay nước.

Mẹ bảo:

– Đấy, con quên chim rồi. Cứ thả nó ra là hơn.

Seryozha lại nói:

– Không, con sẽ không quên nữa. Con đi thay nước và rửa lồng ngay bây giờ.

Seryozha cho tay vào lồng để lau chùi. Chim bạch yến sợ hãi, cuống cuồng đập nhảy khắp lồng. Seryozha dọn sạch lồng xong, bỏ đi lấy nước. Mẹ trông thấy cậu bé quên đóng cửa lồng, vội gọi nhắc:

– Con không đóng lồng, chim bay mất và coi chừng nó chết đấy.

Mẹ chưa nói dứt lời thì chim bạch yến đã trông thấy cửa lồng. Nó xòe đôi cánh vội vã bay ra định phóng qua cửa sổ, nhưng chim không nhìn thấy cửa kính nên đập đầu vào kính ngã lăn xuống mép cửa.

Seryozha vội chạy đến vồ lấy chim đem nhốt vào lồng. Bạch yến còn sống nhưng nằm xệp xuống, rã cánh và thở mệt nhọc. Seryozha nhìn chim rồi phát khóc:

– Mẹ ơi, con làm thế nào bây giờ, hở mẹ?

Mẹ lắc đầu đáp:

– Bây giờ thì chẳng làm thế nào được nữa!

Suốt ngày, Seryozha không rời chiếc lồng chim. Em ngồi nhìn con chim nhỏ. Con chim vẫn nằm xệp, thở dồn dập nặng nề. Khi Seryozha đi ngủ chim vẫn còn sống. Cậu bé mãi không ngủ được. Mỗi lần nhắm mắt, Seryozha lại hình dung con chim bạch yến nằm ngửa, chân duỗi thẳng cứng đờ.

Từ đấy, Seryozha không bao giờ bắt chim nữa.

Quạ và đàn bồ câu

Quạ thấy đàn bồ câu được nuôi ăn đầy đủ, không phải đi kiếm thức ăn, không phải ăn xác thối, nó bôi trắng lông mình rồi bay vào chuồng bồ câu.

Chiếc Lá Non

Buổi sáng cuối xuân, ánh nắng tơ hồng óng ánh trải xuống khắp khu vườn. Những cô Ong áo chẽn vàng đang mải miết lấy phấn hoa. Các cô vừa làm vừa hát...

Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu.

Búp Măng non

Bé đã bao giờ mhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.

Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó...

Khát vọng sống

Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã.

Đôi dép

Hai chiếc dép là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Không biết chúng chơi chung từ bao giờ, chỉ biết từ rất lâu, lâu lắm rồi. 

Cuộc họp trong cặp sách

Bé phải mất cả buổi sáng để tranh luận với anh Huy về chuyện đồ vật có biết nói hay không? Anh Huy chỉ quen nghe bằng tai thôi. Anh quả quyết rằng nếu các đồ vật xung quanh ta biết chuyện trò thì anh sẽ ngay lập tức lên tận sao Hoả.

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.