Cây gạo bên hồ

Bên bờ hồ có một cây Gạo xòe tán lá trên mặt nước. Một hôm, có hai chú chim đến đậu trên cành, một chú có bộ lông đỏ, một chú có bộ lông vàng. Chim vàng nói với chim đỏ:

- Loài Chim chúng mình thích thật, được bay đi khắp nơi, được nhìn thấy bao nhiêu thứ. Cứ như Bác Gạo này chỉ đứng một chỗ thì chẳng biết được gì.

- Không đâu! Tuy loài cây chỉ đứng một chỗ nhưng họ cũng biết nhiều điều lắm! - Chim đỏ đáp.

Bỗng có tiếng cây Gạo cất lên, rì rào trong gió:

- Này, các cháu, trốn mau đi, chim Cắt đến đấy!

Chim đỏ bay vù đi, còn chim vàng thì cười khẩy:

- Hừ, cái bác gàn dở này, biết quái gì!

Chim vàng chưa nói dứt câu thì Chim Cắt đã sà xuống. May thay, vì vướng cành của cây Gạo nên chim Cắt chỉ làm rụng một túm lông của chim vàng

Hai hôm sau, hai chú chim lại đến đậu trên cây gạo và nói chuyện với nhau:

- Chúng mình sang bên kia sông đi, nghe nói ở đó có nhiều châu chấu lắm!

- Nhưng sông rộng thế, bay qua mỏi cánh rơi xuống nước mất.

Cây Gạo lại lên tiếng:

- Các cháu bay ngược dòng một quãng sẽ thấy một hòn đảo nhỏ nổi ở giữa sông. Các cháu đỗ xuống đó mà nghỉ cánh rồi lại bay tiếp sang sông.

Chim đỏ nói:

- Cảm ơn bác!

Rồi bay theo hướng đó. Chim vàng nghĩ:

- Việc gì mình phải nghe theo bác ta! 

Thế rồi nó bay thẳng sang sông nhưng mỏi cánh quá, mấy lần suýt rơi xuống nước. Ngày hôm sau nữa, hai chú chim lại đến. Cây Gạo hỏi chim vàng;

- Các cháu bay đi nhiều nơi, biết nhiều, thế có biết ngày kia sẽ xảy ra việc gì không?

Chim vàng trả lời:

- Ngày mai hay ngày kia cũng thế, trời đẹp, chúng cháu bay nhảy và ca hát, thế thôi!

Cây Gạo ôn tồn:

- Ngày kia trời trở rét. Các cháu nên tìm mồi dự trữ mấy hôm.

Chim đỏ vội vả làm theo lời cây Gạo. Nó đi bắt sâu, nhặt hạt, tha về tổ để dự trữ cho mấy ngày rét. Còn chim vàng vẫn nhở nhơ rong chơi.

Quả nhiên, hai hôm sau, gió mùa tràn về, suốt ngày mưa rét. Chim vàng nằm bẹp rong tổ, vừa run, vừa đói, suýt nữa lả đi, may có chim đỏ mang thức ăn đến cho. Lần này, chim vàng mới chịu phục là cây Gạo nói đúng.

Khi trời nắng ấm, hai chú chim lại đến với cây Gạo. Chim đỏ hỏi cây Gạo:

- Cả ngày bác chỉ đứng một chỗ, sao chuyện gì bác cũng biết?

- Bác có rất nhiều bạn bè. Bác học mỗi người một chút. Này nhé, mặt hồ nước giúp bác nhìn thấy chim Cắt trên trời, đàn chim Cốc rất thạo sông hồ đêm về ngủ ở đây kể chuyện sang sông, cón các cô Ngỗng Trời di cư từ phương bắc xa xôi, mỗi lần đến nhà bác trú chân lại báo tin trời rét...

- Ôi, thế mà cháu cứ tưởng...cháu xin lỗi bác! - Chim vàng hối hận nói

Từ đấy, hai chú chim trở thành những người bạn thân của cây Gạo.

Bảo vệ như thế là rất tốt

Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.

Bó hoa đặc biệt

Vào mùa đông lạnh giá, bà nội của Chuột chũi bị ốm, phải nằm nghỉ trên giường. Bà nội nhìn ra bãi cỏ khô héo phía ngoài cửa sổ và nói: “Bà nhớ những bông hoa tươi trên bãi cỏ ngày nào quá!”...

Đàn cá heo và bản nhạc

Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngay càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.

Hai anh em gà con

Hai chú Gà con tìm được một mẩu bánh mì. Chúng thích thú vô cùng và bắt đầu dùng cái mỏ xinh xinh mổ vào miếng mồi ngon. Một chú Vịt con chơi gần đấy nhìn thấy và chạy lại, xin Gà con cùng được ăn.

Chiếc vòng bạc

Do điều kiện công tác, sau hơn 2 năm, Bác Hồ mới có dịp trở lại Cao Bằng nơi Người từng sống và làm việc. Thấy Bác về, bà con già, trẻ, gái, trai khắp bản ùa ra đón Bác.

Én con và chiếc lá

Mùa thu sắp qua đi. Mùa đông sắp đến. Trên một ngọn cây cao, Én con cứ rúc rúc đầu vào tổ rồi lại nhìn ra ngoài trời...

Từ cậu bé làm thuê

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Cái áo hiệp sĩ

Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn. Tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um.

Đường Dần bái sư học nghề

Đường Dần, tự Bá Hổ, từ nhỏ đã tỏ ra thông minh lanh lợi, tài học hơn người. Đường Dần đã từng bái ông tổ trường phái hội họa Ngô Môn là Thẩm Châu làm thầy, một năm sau, cậu bé Đường Dần đã thể hiện được tài năng hội họa xuất chúng...