Chim và Gà

Lần đầu được nghe tiếng chim Họa Mi ông chủ mới mua về hót, Gà Trống trầm trồ:

– Ôi! Âm thanh kỳ diệu!

Gà Mái cũng gật đầu tán thưởng:

– Thật tuyệt vời! Tuyệt vời!

Lặng đi lúc lâu, Gà Trống lẩm bẩm:

– Âm thanh kỳ diệu lan không gian…

Gà Mái nghe không rõ, hỏi:

– Cái gì thế, bố nó?

– À, nghe anh bạn chim này hót, lòng tôi rạo rực muốn làm thơ nhưng làm thơ khó thật, nghĩ mãi mới ra một câu: “ Âm thanh kỳ diệu lan không gian…”

In lặng lát nữa, Gà Trống thủ thỉ:

– Nghe anh chàng này hót, tôi thấy tiếng “ò ó o” mình gáy thật cục mịch. Từ mai, tôi không dám gáy nữa.

Gà Mái cũng họa theo:

– Tiếng bố nó gáy còn đỡ. Tiếng tôi “cục tác” mới chán chứ. Từ mai tôi cũng không “cục tác” nữa.

Mấy hôm sau, gặp buổi cả nhà đi vằng, chú Họa Mi lên tiếng hót. Đôi vợ chồng gà lại say sưa lắng nghe.

Tiếng hót dứt, đôi gà bay lên cửa sổ, gần chỗ lồng chim. Bằng giọng vừa khâm phục vừa ngượng nghịu của kẻ lần đầu làm quen thân với một nhân vật đầy tài năng, Gà Trống nói:

– Anh bạn ca sĩ ơi! Nhiều khi anh hót làm ông chủ lim dim mắt lắng tay nghe, làm tiếng khóc cô chủ tí hon im bặt, làm vợ chồng tôi ngây ngất. Không hiểu sao anh có giọng đắm say vậy? Chúng tôi cảm ơn, cảm ơn tiếng hót kỳ diệu của anh!

Nét mi trắng cực dài của chú chim ca sĩ chớp chớp, giọng chú đằm xuống:

– Không ngờ tiếng hót ca ngợi rừng xanh, ca ngợi khoảng trời tự do lại được anh chị say sưa thưởng thức. Và dù anh chị đã khen quá lời, tôi vẫn rất cảm ơn anh chị!

Đôi gà và chim nói chuyện với nhau tới nửa tiếng. Đến khi biết đôi gà đã không gáy, không “cục tác” nữa, chú ca sĩ nổi tiếng kêu lên:

– Anh chị không nên thế! Nếu tiếng tôi hót làm anh chị im tiếng, tôi thật có lỗi. Anh chị nên nhớ: tiếng hùng tráng anh gáy báo hiệu bình minh rực rỡ, thức tỉnh người ngủ miên man; tiếng náo nức chị “cục tác” giới thiệu sự sinh sôi, nói lên sự no ấm. Anh chị cho rằng cuộc sống không thể thiếu tiếng chim; tôi nghĩ cuộc sống không thể thiếu tiếng gà.

Những ngày sau, chú chim Họa Mi vẫn thường xuyên hót làm đắm say lòng người và lòng đôi gà trống, mái; Gà Trống lại tiếp tục gáy báo sáng; Gà Mái lại tiếp tục “cục tác” ran lên mỗi khi đẻ trứng cho đời.

Đi tìm bạn

Thỏ Xám và Nhím Xù là đôi bạn chơi với nhau rất thân. Những buổi sáng mùa hè, hai bạn rủ nhau là bờ suối hái hoa, đào củ. Những buổi tối mùa thu hai bạn kéo nhau ra bãi cỏ nô đùa dưới ánh trăng.

Xe Lu và Xe Ca

Một hôm, trên quãng đường kia, có chiếc xe lu lù rù chuyển bánh. Từ cột cây số này tới cột cây số kia, xe lu cứ vừa lăn vừa thở, mãi mới đến đích...

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Con đã lớn thật rồi!

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi: Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

Trên đường đến nhà lao

Bầu trời Côn Đảo trong buổi bình minh rất đẹp. Con đường từ Bến Đầm đến nhà lao uốn quanh bờ biển, men theo triền núi, bên trên là cây cối um tùm, bên dưới là sóng trắng vỗ bờ đá dựng.

Ai đáng khen nhiều hơn

Một nhà kia, có hai anh em Thỏ ở với mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra là đứa bé ngoan, biết thương mẹ nhiều nhất.

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Thế giới tí hon

Sáng chủ nhật, Tô nai nịt gọn ghẽ rồi đi vào làng. Cậu không quên đem theo con dao díp và khẩu súng cao su làm bằng gỗ ổi đã ngả màu đen bóng.

Ông chủ cửa hàng bánh kẹo

Tại vùng Tơ-lan-păng có một cửa hàng bánh kẹo nổi tiếng của bác Phơ-lip. Không ai biết cửa hàng này có từ bao giờ, chỉ biết bác Phơ-lip đã nối tiếp nghề nghiệp của cha ông từ ba đời nay, và được nhân dân trong vùng quý mến.