Đôi guốc bỏ quên

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. Ừ, quả thực đầu Việt có hâm hấp nóng. Mẹ nói với bố đi ngang qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học ngày hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.

Bố khoá cửa lại.

– Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuổng nhà đi đái.

– Bố sợ con bỏ cửa trông.

– Con không đi chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.

Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm :

– Ừ, bố để chìa khoá ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.

Bố khép cửa lại rồi đi làm.

Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập hoạ báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thế nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tý nó cười to thế nhỉ ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà ! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi… Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to : “Ơ Việt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên !”.

Ừ, hay cứ xuống đó chơi một tị thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.

Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.

Cu Việt mảỉ chơi quên sốt, quên đói. Và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.

Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái, cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ hoạ báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem hoạ báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

– Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa.

Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân… Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu nhà tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng ở đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi… Đôi guốc sơn màu đỏ. Có hoạ là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thê’ nào bây giờ nhỉ ? Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi. Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.

– Ủa, sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ…

Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá ! Sẽ nói với bố mẹ thế nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hoá hay cơ đấy. Chả có lần mẹ vẫn kế chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà. Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chang thấy một chú mèo… Hay mình cứ bảo là…

Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra :

– Bố nó xem, tôi đã bảo, đi phải khoá cửa lại.

Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:

– Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.

Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guôc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.

Cu Việt nằm trong chăn nghe thây mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lức nào không biết.

Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bô sờ vào trán cu Việt rồi bảo :

– Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.

Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.

Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.

Tiếng guốc gõ nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui…

 

Ý nghĩa

Cu Việt trót ham chơi nên không giữ được lời hứa và mắc lỗi với bô mẹ. Khi thây bố mẹ biết chuyện “đôi guốc bỏ quên” mà vẫn sẵn sàng tha thứ cho mình, cu Việt tự thây ân hận đến trào nước mắt. Câu chuyện cho thấy tình cảm yêu thương và tâm lòng độ lượng của bố mẹ đã giúp cho con cái dễ dàng sửa chữa lỗi lầm.

Quân pháp Lam Sơn

Đầu mùa xuân năm Ất Tị (1425), nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đã lần lượt giải phóng hết các huyện của Nghệ An. Khi tiến đến đất Thanh Chương ngày nay, nghĩa quân được nhân dân trong vùng nô nức đem rượu thịt ra đón mừng.

Archimedes giữ thành Syracuse

Vào khoảng đầu thế kỉ thứ III trước công nguyên thành Syracuse, quê hương của nhà bác học thiên tài Archimedes bị quân La Mã lăm le xâm lược.

Kho báu của cha

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

Người con gái miền đất đỏ

Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người.

Món quà tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất...

Quả táo của Bác Hồ

Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước.

Quạ con yêu mẹ

Ở một khu rừng nọ, có những chú Quạ con rất đáng yêu sống cùng với mẹ. Hàng ngày Quạ mẹ bay đi bay lại rất vất vả. Ông Rùa già nói "Quạ mẹ này, sao ngày nào chị cũng bận rộn thế? Ngồi xuống nghỉ một lát đi, chúng ta nói chuyện nhé"...

Chuyện gấu ăn trăng

Ngày xưa, chú Cuội chưa lên sống trên cung trăng mà vẫn ở mặt đất này cùng với chúng ta. Cuội cũng có bố, có mẹ như chúng ta vậy.

Đừng chết vì sợ hãi

Khu rừng mà Dê Trắng sinh sống có một con Hổ Xám rất hung ác. Bao nhiêu con vật hiền lành đã phải bỏ mạng dưới nanh vuốt của nó. Hổ Xám trở thành ác mộng đối với các con vật. Không khí chết chóc bao trùm lên cả khu rừng.