Cây đèn bị đổ

Jean Baptiste Jolly sinh ra trong một gia đình nghèo ở thủ đô Paris (Pháp). Ngay từ khi mới 13 tuổi, cậu bé Jolly đã phải tìm việc làm để phụ giúp cha mẹ. Vì tuổi còn nhỏ nên không ai muốn thuê cậu bé làm cả. Sau vài năm lang thang khắp nơi trong thành phố, cuối cùng, Baptiste Jolly cũng được một gia đình giàu có nọ nhận vào làm chân sai vặt trong bếp. Công việc hàng ngày của cậu là thịt gà, làm cá, lau sàn nhà, dọn dẹp bếp và rất nhiều công việc nặng nhọc khác. Mỗi ngày cậu phải làm việc ít nhất là mười hai tiếng đồng hồ, vậy mà tiền công chỉ vẻn vẹn có vài đồng, không đủ để mua một con gà, thế nhưng Jolly vẫn rất vui vẻ làm công việc của mình. Cậu bé thường nhịn ăn nhịn tiêu để tích cóp từng đồng lương ít ỏi, gửi về giúp đỡ bố mẹ.

Một đêm, có tiếng gõ cửa gấp gáp đánh thức cậu bé Jolly. Thì ra là sáng hôm sau, bà chủ của Jolly phải tham dự một buổi tiệc nên bà sai Jolly là quần áo cho mình. Vì quá buồn ngủ nên cậu bé Jolly đã bất cẩn làm đổ cây đèn dầu trên bàn, khiến dầu loang ra quần áo của bà chủ.

Cậu bé Jolly vô cùng sợ hãi, tiền công cả năm trời của cậu có lẽ cũng không đủ để đền chiếc áo đó. Còn bà chủ thì nhất nhất đòi cậu bé phải bồi thường. Jolly vô cùng buồn bã, cậu bé đành chấp nhận làm không công cho bà chủ một năm và nhận chiếc áo bẩn về nhà.

Thực ra, chiếc áo đó chỉ bị dính một ít dầu thôi, Jolly treo cái áo lên trên giường để tự nhắc nhở sau này không phạm lỗi tương tự nữa. Bỗng một hôm, cậu phát hiện ra chỗ bị dầu hỏa dính vào không những không bẩn mà còn trở nên sạch sẽ, lành lặn như cũ. Điều này khiến cho cậu bé Jolly vô cùng thích thú, sau nhiều lần thử nghiệm trộn chung dầu hỏa với những chất hóa học khác nhau, cuối cùng Jolly cũng đã sáng tạo ra phương pháp giặt khô.

Một năm sau, Jolly rời khỏi ngôi nhà mà cậu đang làm thuê để mở một hiệu giặt là nhỏ. Đó cũng chính là tiệm giặt khô đầu tiên trên thế giới đấy.

 

Trò chuyện cùng bé

Rất nhiều phát minh được ra đời trong những tình huống bất ngờ, cũng giống như trường hợp cậu bé Baptiste Jolly làm đổ dầu hỏa ra áo nhưng lại có thể tạo ra phương pháp giặt khô vậy. Nếu chúng ta biết vận dụng những kiến thức phát hiện trong cuộc sống một cách hợp lí thì có thể mang đến thành công rất lớn. Chính vì thế, chúng ta cần không ngừng tìm tòi và học hỏi nhé.

Mèo con không biết vâng lời

Đó là một con mèo tam thể rất đẹp, nhưng cũng rất bướng, không biết nghe lời. Nó còn nhỏ, không biết mẹ nó là ai, chỉ biết cô bé gái thường ôm vuốt ve nó và không bao giờ mắng nó cả.

Món quà sinh nhật

Ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 7 của bé Thủy, mẹ bé đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bé bảo con thích đồ chơi nào thì mẹ mua cho, nhưng chỉ được mua một thứ thôi.

Bài học nhớ đời của tôi

Hồi nhỏ, có lần bố tôi đánh tôi một trận rất đau. cảm giác đau tôi quên đã lâu nhưng lí do bị đòn tôi vẫn nhớ như in.

Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi: Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không?

Vẫn chưa ngủ dậy

Dumas là nhà văn nổi tiếng người Pháp. Một buổi tối nọ, Dumas và một người bạn là nhà biên kịch đến nhà hát lớn để xem kịch. Đúng hôm đó, nhà hát lại diễn một vở bi kịch do chính người bạn này biên soạn...

Bác Hồ ở Slum-Lực

Mùa xuân năm 1944, để tránh không cho giặc Pháp dồn làng bắt thanh niên, các đồng chí cán bộ cách mạng ở Pác Bó tổ chức di chuyển nhà cửa sang Slum-Lực lập làng mới giữa một vùng núi non trung điệp. Mỗi người chung sống trong một nhà tập thể.

Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Cá vượt đẻ

Bà Ba cẩn thận xem lại đôi quang thúng, buộc chặt thùng dầu hoả, thùng nước mắm vào để quang, lắc lắc xem có bị xô nghiêng hay không. Mưa gió là việc của trời, nhưng việc kiếm cơm của các gia đình nghèo thì không ngừng được

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.