Hội thề Đông Quan

Năm 1427, sau hàng loạt chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn tiến về thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay). Tướng giặc Vương Thông đóng chặt cửa thành chờ cứu viện. Vua nhà Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn quân theo hai ngả đường tiến vào giải vây thành Đông Quan. Liễu Thăng vừa tiến đến ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn) đã bị quân ta phục kích, giết chết. Hơn 15 vạn quân đi theo cũng bị tiêu diệt sạch. Mộc Thạnh tới ải Lê Hoa (nay thuộc tỉnh Hà Giang), nghe tin mất vía, vội rút quân về nước. Hết hi vọng xoay chuyển tình hình, Vương Thông đành chấp nhận đầu hàng.

Nghe tin quân giặc bí kế phải đầu hàng, tướng sĩ ta căm hận tột độ, tâu xin Lê Lợi cho giết sạch quân xâm lược để trả thù cho những người thân bị sát hại. Vua truyền rằng:

– Trả thù và báo oán là lẽ thường tình của con người. Nhưng không nỡ giết người là bản tính của bậc nhân đức. Vả lại, giết kẻ đã hàng là điều xấu. Nếu được hả mối thù trong chốc lát mà phải mang tiếng xấu với muôn đời thì chi bằng tha mạng cho tất cả lũ chúng để nhân đó dập tắt thảm hoạ chiến chinh cho đời sau, khiến sử xanh phải ghi mãi tiếng thơm đến muôn thuở.

Để bá cáo với trời đất cùng trăm họ lời tuyên bố đầu hàng của quân địch, ngày 16-12-1427, Lê Lợi cho tổ chức hội thề ở phía nam thành Đông Quan. Tướng giặc Vương Thông cam kết rút quân về nước trong thời hạn 5 tháng, không sách nhiễu, cướp bóc trên đường rút quân. Phía nghĩa quân Lam Sơn nhận lời chu cấp thuyền bè, xe ngựa, sửa sang cầu cống, đường sá cho quân Minh về nước an toàn. Nghĩa quân còn trao trả hơn hai vạn tù binh giặc bị bắt cùng hơn hai vạn con ngựa.

Tất cả quân Minh đều đến dinh của Lê Lợi để lạy tạ mà về. Tướng giặc có kẻ vì hổ thẹn mà rơi nước mắt.

Ngày 29-12-1427, Vương Thông thực hiện lời hứa, bắt đầu cho quân rút lui. Đến ngày 3-1-1428, đất nước sạch bóng quân thù. Cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đã kết thúc toàn thắng. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Nhân dân từ đấy bình yên, nước nhà thịnh trị.

Quân pháp Lam Sơn

Đầu mùa xuân năm Ất Tị (1425), nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đã lần lượt giải phóng hết các huyện của Nghệ An. Khi tiến đến đất Thanh Chương ngày nay, nghĩa quân được nhân dân trong vùng nô nức đem rượu thịt ra đón mừng.

Quê ai đẹp nhất?

Một con Ếch đã sống từ lâu bên sườn dốc. Nó mơ ước đến một ngày nào đó sẽ đi du lịch một chuyến đến kinh thành. Một con Ếch sống ở kinh thành lại ngày đêm mơ ước được xuống vùng sườn dốc.

Món quà sinh nhật

Ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 7 của bé Thủy, mẹ bé đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bé bảo con thích đồ chơi nào thì mẹ mua cho, nhưng chỉ được mua một thứ thôi.

Cây gạo cõng mặt trời

Dòng sông nhỏ chảy qua làm cánh đồng lúa bị tách làm đôi. Đường tách ấy, mùa hè nhuốm màu tím ngát của hoa bèo, mùa thu chuyển màu nước xanh biếc mây trời, mùa đông soi bóng những mảng lá vàng...

Sự tích ngày và đêm

Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm.

Sự tích con Ong

Ngày xưa, có một người đàn bà tên là nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ đần mình.

Mũi Lao Xanh trong đầm nước

Dưới gốc cây sen già trong đầm nước, Búp Sen đội bùn nhú lên. Nước sóng sánh tẩy sạch bùn nhơ để lộ một ngó sen trắng muốt. Làn mưa rào đầu hạ rắc lộp độp trên mặt đầm khiến búp nụ nôn nao.

Con chim nhỏ

Seryozha (Xi-ri-ô-gia) mừng ngày sinh của mình. Em nhận được bao nhiêu là đồ chơi: chó sói, ngựa, tranh ảnh,… Nhưng thích nhất là chiếc lưới bẫy chim của người anh họ gửi cho.

Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đưa công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.