Nếp sống giản dị của Bác Hồ

Bác Hồ

Ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống rất giản dị. Bác không muốn Chính phủ dành một sự ưu đãi nào cho riêng mình.

Mùa hè ở Hà Nội rất nóng nhưng Bác không cho lắp máy điều hoà không khí trong phòng. Đến năm đã 78, 79 tuổi, Bác vẫn không dùng quạt trần, quạt bàn. Cái quạt máy thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) biếu Bác để giới thiệu một sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, Bác dùng vài lần để xem nó thế nào, sau rất ít dùng. Bác bảo:

– Dùng quạt máy quen đi rồi bị lệ thuộc vào nó, đến khi không có quạt máy lại thấy khó chịu.

Nhưng lí do chính và sâu xa Bác không nói ra là vì phần lớn người dân Việt Nam ngày ấy chưa có quạt máy nên Bác không muốn dùng. Những ngày hè oi ả nhất, Bác cũng chỉ dùng quạt giấy và quạt nan. Về sau, khi chuyển đến chỗ ở mới, Bác dùng chiếc quạt bằng lá cọ. Trong khu ở mới có trồng một số cây cọ. Mùa hè 1969, có mấy lá cọ vàng rơi xuống. Bác bảo cắt lá cọ cho mỗi người một mảnh làm quạt. Chiếc quạt của Bác là một mảnh lá cọ to hơn cuốn sổ tay. Để khỏi lẫn với những chiếc quạt cũng làm bằng lá cọ của một vài đồng chí khác, Bác lấy một que diêm cháy dở châm thủng ba lỗ ở gần chỗ tay cầm để đánh dấu. Chiếc quạt ấy, Bác đã dùng suốt tháng 7, tháng 8 năm 1969, khi Bác đau nặng trên giường bệnh.

Đấy là mùa hè. Về mùa đông, Bác có một chiếc áo bông của đồng bào biếu. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi bông xẹp lại, không ấm mấy nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin với Bác bỏ cả mền bông, chỉ nghĩ phải thay cái vỏ ngoài. Cái vỏ bằng vải mới, dần dần phai màu, đứt chỉ ở khuỷu tay và ở cổ. Bác bảo khâu lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Đợt rét tháng 2 năm 1969, nó rách thêm một miếng nữa ở vai, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của Bác xin Bác cho thay vỏ áo. Đồng chí ấy là bạn của Bác suốt mấy chục năm nên Bác nói rất thân tình: “Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi.” Và Bác không cho thay vỏ áo mới.

Có lò sưởi điện nhưng Bác cũng rất ít dùng vì không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện và cũng bởi phần lớn người dân Việt Nam ngày ấy chưa có lò sưởi điện.

Tuy không dành một sự ưu đãi nào cho riêng mình nhưng Bác rất quan tâm đến người khác.

Một đêm rét cắt da, vào 2 giờ 30 sáng, người lính đứng gác dưới nhà sàn của Bác thấy Bác đi xuống, tay cầm lò sưởi điện. Đưa chiếc lò sưởi cho người lính, Bác bảo: “Trời hôm nay rét lắm. Chú cắm phích điện vào lò sưởi rồi đứng gần cho đỡ lạnh.” Sáng ra, Bác gặp đồng chí phụ trách khu vực và nêu quy định: Mùa rét gác đêm, từ 9, 10 giờ tối đến sáng thì cho anh em mượn lò sưởi điện của Bác. Từ đó, lò sưởi điện của Chủ tịch nước được dùng vào việc ấy.

Về món ăn, một trong những món Bác thích là cá. Ăn cá, Bác thích khúc đầu, thích nhất miếng môi cá. Vì vậy, có lần anh em chọn cá anh vũ để lấy đầu. Cá anh vũ là một loại cá ở thượng nguồn sông Đà. Ở đó, nhiều tháng trong năm, nước chảy mạnh, hai bên bờ có vách đá. Khi cá anh vũ ngủ hay nghỉ, nó phải bập môi vào vách để giữ chặt cho thân khỏi bị dòng nước xiết cuốn đi. Vì bập môi nhiều như thế nên môi nó nở ra, có thể to bằng ngón tay. Anh em thấy thế, cố công chọn cá anh vũ về nấu cho Bác ăn nhưng cũng chỉ được hai lần. Lần thứ nhất, vào một buổi trưa, khi mang đầu cá anh vũ lên, Bác bảo cất cá để dành đến chiều chú Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) về ăn cùng Bác. Đến chiều, đồng chí Tô đến ăn cơm, Bác được ăn miếng môi cá anh vũ. Ăn xong, Bác khen ngon.

Lần thứ hai lại làm đầu cá anh vũ. Ăn xong, Bác mời đồng chí làm bếp lên hỏi: “Các chú tìm được con cá ở đâu mà môi dày thế??” Nghe báo cáo, Bác nghiêm mặt lại không bằng lòng: “Nhất định từ nay không được làm như thế nữa. Không phải cầu kì đưa cá từ xa về. Các chú cứ đánh cá hay câu cá ngay trong hồ Bác nuôi rồi làm cho Bác ăn. Lúc nào đánh cá, câu cá không được thì mua cá bán ở chợ.”

Từ đấy, Bác không bao giờ ăn cá anh vũ nữa.

Người con gái đỡ đầu của Bác Hồ

Vào một buổi sáng mùa thu năm 1990, trong đoàn người vào thăm nhà sàn Bác Hồ có hai cha con người Pháp. Đó là ông Ô-brắc và con gái ông, chị Ba-bét, người con gái đỡ đầu của Bác Hồ.

Người bạn mới

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

Nhà bác học và bà cụ

Edison là một nhà bác học nổi tiếng người Mỹ, đã có nhiều phát minh khoa học lớn. Ông đã góp phần hoàn chỉnh máy điện báo, điện thoại, bóng đèn điện, đèn ống, máy ghi âm, xe điện, máy chiếu phim, v.v…

Gà Tơ đi học

Các bạn nhỏ dựng trại bên bờ hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. Bỗng Cún Bông vểnh tai lắng nghe: hình như có tiếng ai khóc ở đâu đây… Cả lớp ùa đi tìm thì thấy Gà Tơ đang ngồi khóc thút thít bên bụi duối.

Lạc đàn

Nhà Kiến ở ven sông, sâu trong một hẻm đá. Thật đông và vui. Hằng ngày, theo chân Kiến chúa, cả đàn rời tổ từ sáng sớm để tìm kiếm thức ăn. Dòng họ Kiến sống vốn có kỉ luật nên đi đâu cũng thành đàn thành lũ.

Mây Trắng và mây Đen

Mây Trắng và mây Đen xưa kia đều là con của Thần Nước. Khi mới sinh ra, hai chị em đều mặc áo xám giống hệt nhau, nên người ta thường gọi chung một tên là: Mây Xám.

Mai Lan Phương luyện nhãn lực

Mai Lan Phương là diễn viên kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc. Thuở nhỏ, Mai Lan Phương rất yếu ớt, ông còn bị cận thị nhẹ, hai mí mắt sụp xuống, hễ ra gió là chảy nước mắt, nhìn hai mắt ông rất dại, chứ không được tinh nhanh như những đứa trẻ khác...

Nhím con và ngôi nhà bí đỏ

Sau cơn mưa, Nhím con phát hiện trên bãi cỏ có một quả bí đỏ to ơi là to. Nó đi vòng quanh quả bí và sung sướng cười phá lên, “Cuối cùng mình cũng có nhà mới rồi!” Thế rồi Nhím con đẩy quả bí đỏ đến dưới một gốc cây...

Hãy để tiền vào chỗ cũ!

Pu-ghi có một người láng giềng rất hay sang nhà vay tiền.