Người rộng lượng và kẻ keo kiệt

Ngày xửa ngày xưa, có hai người hàng xóm, một người thì khẳn khái, rộng lượng, còn một người thì keo kiệt, bủn xỉn. Một lần, họ có việc phải cùng nhau ra ngoài, tới giờ ăn tối, kẻ keo kiệt nói:

– Ôi, thật là xui xẻo! Tôi không mở được túi đựng bánh!

Người hàng xóm rộng lượng đáp:

– Thôi không sao đâu! Anh hãy ăn bánh của tôi này!

Hai người ăn hết bánh rồi nằm xuống ngủ. Buổi sáng, kẻ keo kiệt tỉnh dậy trước, hắn thầm nghĩ: "Hôm qua ăn hết bánh của hàng xóm rồi, hôm nay sẽ đến lượt ăn bánh của mình. Tại sao lại phải mang bánh của mình ra cho hàng xóm ăn cơ chứ… Chi bằng ta cứ thu dọn đồ đạc, rồi một mình mình chuồn đi. Rồi một mình mình sẽ ăn bánh mà thôi!"

Thế là kẻ keo kiệt lẳng lặng bỏ đi. Khi người hàng xóm rộng lượng thức dậy thì phát hiện ra tên hàng xóm keo kiệt đã bỏ đi rồi, anh ta đành phải ôm bụng đói đi một mình.

Buổi tối hôm ấy, khi anh đi qua một khu rừng lớn, thì nhìn thây một căn nhà lá. Anh ta đẩy cử, bước vào, phát hiện ra trên bàn có một chiếc bánh mì. Sau khi cắt một miếng để ăn, anh nằm ngủ dưới gầm ghế. Một lúc sau, một con Gấu chó, một con Cáo và một con Chuột đi vào. Chúng cùng nhau ngồi trên ghế. Chuột nói:

– Các cậu có biết không, sau bếp lò treo một túi tiền! Tớ vừa nằm lên bếp thì nghe thấy tiếng đồng xu leng keng!

Cáo nói:

– Thế đã là cái gì! Các cậu có biết không!? Dưới cây sồi phía sau căn nhà này này, có chôn một cục bạc to bằng đầu dê đấy! Có người đã từng đào xới ở đấy nhưng không tìm thấy gì cả!

Gấu chó thì nói:

– Điều đó thì cũng chẳng có gì to tát đâu! Các cậu có biết không!? Bên đường phía sau căn nhà lá, có chôn một tảng vàng to bằng đầu ngựa đấy! Có người đã từng đào xới ở đó nhưng không thể tìm thấy!

Sau đó, Gấu chó đứng dậy, chia bánh mì thành 3 phần. Các con vật ăn xong, liền đi ngủ. Người rộng lượng nằm dưới ghế đã nghe hết câu chuyện của chúng.

Buổi sáng, đợi các con vật đã rời nhà, anh liền ra sau bếp lò, lấy túi tiền, đào được cục bạc to bằng đầu dê ở dưới gốc cây sồi sau nhà, đi thêm vào bước, đến bên kia đường thì đào được tảng vàng, to bằng đầu một con ngựa. Sau đó anh mang những thứ ấy về nhà. Kẻ keo kiệt vừa nghe tin người hàng xóm rộng lượng phát tài. Lập tức, chạy sang nghe ngóng, người hàng xóm rộng lượng, kể lại toàn bộ sự tình cho anh ta nghe. Kẻ keo kiệt vội vã chạy đến căn nhà lá nhỏ trong rừng. Hắn vừa vào nhà cũng nhìn thấy trên bàn có một chiếc bánh mì rất to, liền ăn hết sạch, sẵn tính keo kiệt nên hắn ăn hết cả chỗ bánh vụn còn sót lại rồi mới nằm dưới gầm ghế.

Một lúc sau, Gấu chó, Cáo và Chuột vào nhà. Chúng ngồi xuống ghế, Gấu chó nói:

– Các cậu có biết không?! Cục bạc to bằng đầu dê ấy đã bị người ta đào đi mất rồi!

Cáo nói:

– Thế đã là cái gì! Các cậu có biết không?! Tảng vàng to bằng đầu ngựa cũng bị mang đi rồi đấy!

Chuột nghe thấy vậy liền leo lên bếp lò, xem xét một hồi rồi kêu chít chít:

– Thế thì có là gì? Cac cậu co biết không? Có người mang túi bạc kia đi rồi! Chắc chắn là có người ở đây nghe lén chúng ta nói chuyện!"

Sau đó, Gấu chó đứng dậy định chia bánh mì để ăn thì không thấy bánh mì đâu. Nó gầm lên:

– Ai đã ăn bánh mì của bọn ta rồi! Mau lên! Chuột cậu đi tìm xem có phải có người đã trốn ở chỗ của chúng ta không?

Chuột xem xét quanh nhà, cuối cùng thì tìm thấy kẻ keo kiệt dưới gầm ghế. Chúng lôi hắn ra, đánh cho một trận rồi đuổi đi. Thật đáng đời kẻ keo kiệt, ích kỉ và khôn lỏi!

 

Ý nghĩa

Những người ích kỉ tham lam sẽ không nhận được kết cục tốt đẹp.

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Học như cuốc kêu mùa hè

Ngày xưa, Chích Chòe và Cuốc cùng học một lớp. Chích chòe tuy nhỏ nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nên được cô giáo yêu, các bạn mến, bố mẹ thương.

Nguyên phi Ỷ Lan

Sử chép rằng vua Lý Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi nhưng chưa sinh được hoàng tử, lấy làm lo lắng lắm, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Lần ấy, vua về thăm chùa ở Thổ Lỗi (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

Archimedes giữ thành Syracuse

Vào khoảng đầu thế kỉ thứ III trước công nguyên thành Syracuse, quê hương của nhà bác học thiên tài Archimedes bị quân La Mã lăm le xâm lược.

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.

Người gác rừng tí hon

Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng.

Chiếc đèn lồng

Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm nhỏ tuổi rước đèn lồng làm sáng rực cả con đường. Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh.

Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó...