Rô-bin-sơn ở đảo hoang

Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, con tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp. Tất cả các bạn đồng hành của anh đều chết, chỉ mình anh may mắn sống sót, dạt lên một hòn đảo hoang. Hoàn cảnh của Rô-bin-sơn lúc đó thật bi đát: Một thân một mình trơ trọi trên một hòn đảo giữa biển khơi, người ướt sũng, không có quần áo để thay, không có thức ăn, nhà ở, không có vũ khí phòng thân, lúc nào cũng có thể bị thú dữ ăn thịt. Lúc đầu, Rô-bin-sơn hoảng sợ, khóc than. Sau, anh sớm trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng.

Rất may, khi bão tan, anh thấy con tàu của mình bị dạt vào một bãi đá. Ngày ngày, khi thuỷ triều xuống, anh bơi ra tàu, mang dần lên đảo tất cả những gì có ích còn sót lại (thức ăn, những vật dụng dao, rìu, khí giới, thuốc súng, dây chão, những lá buồm,…) trước khi chiếc tàu bị bão một lần nữa đánh tan.

Sau khi lấy hết được mọi thứ trên tàu, Rô-bin-sơn quyết định dựng một ngôi nhà đặc biệt đê cất giữ đồ đạc, bảo vệ mình khỏi thú dữ và những kẻ thù hung bạo bất chợt đến. Thăm dò vùng đất mới, anh đã tìm được một mảnh đất bằng phẳng, dựng trên đó một ngôi nhà. Ngôi nhà nằm sát dưới chân một ngọn núi cao, gần chỗ có nguồn nước ngọt, ba bề thoai thoải xuống các vùng đất thấp sát mặt biển nên rất dễ phát hiện nếu có con tàu nào đó đi qua. Mặc dù đảo trơ trọi giữa biên cả mênh mông, cách rất xa những lộ trình hàng hải, Rô-bin-sơn vẫn hi vọng sẽ có ngày được trở về quê hương.

Kiên trì, nhẫn nại suốt mấy năm ròng, anh đã xây dựng được một ngôi nhà vừa có một cái hang chìm sâu dưới đất, vừa có một túp lều nổi lên mặt đất, bao quanh nhà là thành luỹ được tạo nên bởi hai lớp cọc rào bằng gỗ đắp đất. Thành luỹ được đắp cỏ bên ngoài khiến ai bước chân lên đảo cũng khồng thê nhận ra ở đây có người đang sống.

Làm xong nhà, Rô-bin-sơn đang bắt tay củng cố nơi ăn chốn ở thì một trận động đất dữ dội bất ngờ xuất hiện. Đất đá ầm ầm từ trên trần hang và đỉnh núi lao xuống như sấm rền. Nỗi sợ sẽ bị chôn sống dưới đất đá khiến Rô-bin-sơn phải dời nhà, bắt đầu lại công việc dựng nhà gian khổ.

Lao động vất vả khiến Rô-bin-sơn kiệt lực, bị những cơn sốt rét hành hạ. Anh tự tìm cách chữa bệnh. Khỏi bệnh, anh tiếp tục ổn định cuộc sống: Đóng bàn ghế, trồng lúa, đóng thuyền, bắt dê rừng về nuôi, khám phá hòn đảo để tìm những vườn quả… Mỗi công việc đều tốn của anh rất nhiều thời gian và sức lực nhưng anh không nản chí.

Sau 23 năm sống đơn độc trên đảo, Rô-bin-sơn bất ngờ phát hiện ra một điều khiến anh kinh hãi: Các thổ dân da đen ăn thịt người thỉnh thoảng vẫn ghé vào đảo để thực hiện những cuộc hành hình dã man.

Đến năm thứ 24, qua kính viễn vọng, Rô-bin-sơn thấy 5 chiếc xuồng chở 30 thô dân tiến vào đảo. Họ nhóm lửa, hành hình hai tù binh. Người thứ nhất đã bị giết chết và làm thịt. Người thứ hai lợi dụng sơ hở của kẻ thù vùng chạy. Rô-bin-sơn kịp thời chặn đường những thổ dân đuổi theo người tù binh và cứu thoát anh ta. Anh đặt tên cho người tù binh là Thứ Sáu để ghi nhớ ngày anh ta được cứu sống. Cuộc sống của anh trở nên êm đẹp khi anh đã có một người bạn, một người giúp việc tận tuy, trung thành, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ anh. Rô-bin-sơn đã dạy Thứ Sáu trồng lúa, bắn súng, xem bản đồ, nói tiếng Anh…

Đến năm thứ 27, Rô-bin-sơn và Thứ Sáu đã chiến đấu với 21 thổ dân vào đảo. Họ đã chiến thắng và cứu được 2 tù binh: Một người là cha của Thứ Sáu, người kia gốc Tây Ban Nha. Nửa năm sau, theo đề nghị của người Tây Ban Nha, Rô-bin-sơn đồng ý tiếp nhận thêm 14 người Tây Ban Nha bị đắm tàu, dạt vào bờ biển, đang sống với các thô dân ở đảo bên.

Khi người Tây Ban Nha cùng cha của Thứ Sáu đi đón những người lưu lạc, một chuyện bất ngờ đã xảy ra: Hai người trông thấy trên biển một con tàu. Thì ra đó là một chiếc tàu Tây Ban Nha. Một nhóm thuỷ thủ trên tàu nổi loạn cướp tàu, bắt viên thuyền trưởng, thuyền phó đày lên hòn đảo của Rô-bin-sơn. Rô-bin-sơn và Thứ Sáu đã cứu thuyền trưởng, thuyền phó, tô chức chiến đấu, tiêu diệt những kẻ phản loạn, chiếm lại con tàu.

Ngày 19 tháng 12 năm 1686, Rô-bin-sơn rời đảo, lên tàu trở về Tổ quốc sau 28 năm lưu lạc. Cuộc đời Rô-bin-sơn chứng minh một điều: Con người bằng ý chí, nghị lực, trí tuệ của mình có thể một mình tồn tại và làm nên những kì tích phi thường trên một hòn đảo hoang vu.

Món quà sinh nhật

Ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 7 của bé Thủy, mẹ bé đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bé bảo con thích đồ chơi nào thì mẹ mua cho, nhưng chỉ được mua một thứ thôi.

Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu.

Dâu tây nhỏ

Một quả dâu tây nhỏ mặc chiếc váy màu đỏ tươi, đội một cái mũ xanh đang chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ. Dế mèn nhìn thấy Dâu tây liền nói “Dâu tây mới xinh đẹp làm sao, tôi hát một bài cho bạn nghe nhé"...

Cái hố bên đường

Có một bầy thú nhỏ sống cùng nhau trong khu rừng nọ. Ngày ngày chúng thường đi trên một con đường nhỏ rồi băng qua một ngã tư có chốt đèn giao thông để tới trường.

Một phút

Mọi người trong gia đình đều có tính cẩn thận và quý trọng thời giờ, chỉ trừ có Mi-chi-a. Mi-chi-a bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác. Đến giờ ăn, mọi người đã ngồi vào bàn, chỉ thiếu Mi-chia-a.

Nhà bác học Ga-li-lê

Khi còn là giáo sư toán ở trường đại học Pi-dơ, một hôm Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên: vật nặng không bao giờ rơi nhanh hơn vật nhẹ.

Vua Lê Đại Hành giữ nước

Tháng 7 năm Canh Thìn (980), đại quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đã chỉ huy ba quân đánh giặc, đại thắng trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, mở ra kỉ nguyên Đại Việt bách thắng.

Các em nhỏ và cụ già

Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

Người ăn xin

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại…